Không chỉ châu Á, số ca nhiễm covid-19 tại châu Âu cũng tăng chóng mặt lên tới 650 trường hợp. Đây là tín hiệu tồi tệ mà châu Âu phải đối mặt trong thời điểm này.
Hàng chục nghìn người ở Bắc Italy đang phải cách ly khiến các quan chức chính quyền ở đây phải nhanh chóng tìm kiếm các biện pháp đối phó với dịch bệnh.
Các nhà phân tích cảnh báo rằng dịch bệnh có thể khiến nền kinh tế mong manh của Italy rơi vào suy thoái lần thứ tư sau 12 năm, với nhiều doanh nghiệp ở phía bắc giàu có đang tiến gần đến bế tắc và các khách sạn báo cáo về một làn sóng hủy dịch vụ.
Trong khi đó, Belarus và Lithuania đã có thông báo có ca nhiễm virus đầu tiên trong bối cảnh Pháp thông báo hai trường hợp nhiễm mới, nâng con số nhiễm virus này lên tới 40.
Một số quốc gia đã liên tục đối phó với dịch bệnh trong khi các các quốc gia khác cũng luôn tìm cách kiềm chế dịch. Điều gì là rõ ràng trong chiến lược nỗ lực đối phó với dịch bệnh. Tại Liên minh châu Âu, chính sách y tế đã dành cho các quốc gia thành viên, vì vậy vẫn có một số khác biệt trong cách đối phó với dịch bệnh.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng gấp rút đưa ra các cảnh báo và lời khuyên phòng tránh dịch bệnh. Tuy nhiên, theo CNN, Tổ chức Y tế thế giới không thể quán triệt các nước thực hiện theo phương pháp đưa ra. Hầu hết mỗi nước sẽ có các biện pháp đối phó khác nhau.
Theo CNN, rất khó để có thể nắm được khi nào kiềm chế được dịch bệnh và bằng cách nào có thể cân bằng mức độ an toàn và tránh cho dịch bùng phát trên diện rộng. Hàng chục các định hướng khác biệt nhằm kiềm chế virus lây lan toàn cầu đang ngày càng trở nên khó khăn hơn.