Mặc dù GDP quý I/2020 của Mỹ giảm 4,8% với 33 triệu người thất nghiệp, tỷ lệ thất nghiệp 14,7% và phần lớn nền kinh tế vẫn đang bị ngừng hoạt động do đại dịch Covid-19, nhưng thị trường chứng khoán vẫn tăng cao. Cụ thể, trong tháng 4, chỉ số S&P 500 đã có tháng tăng mạnh nhất kể từ năm 1987, chỉ số Nasdaq cũng có số điểm dương trong năm 2020.
Rõ ràng, đang có một sự không tương xứng giữa thị trường chứng khoán và nền kinh tế hiện nay.
Đó là lý do tại sao David Hunter, chiến lược gia tại Contrarian Macro Advisors nhận định rằng, thị trường vẫn chưa rõ ràng và đối với ông, một làn sóng bán tháo thứ hai sẽ đến sau đợt bán tháo tháng 3/2020.
“Trong lần giảm giá thứ 2, sự khốc liệt sẽ diễn ra, đó là khi chúng ta thấy sự tàn khốc thật sự của thị trường tài chính và kinh tế. Tôi nghĩ chúng ta sẽ thấy rất nhiều vụ tịch thu nợ bắt buộc từ hệ thống ngân hàng. Chúng ta sẽ thấy một hệ thống tài chính rơi tự do vì các ngân hàng sẽ thất bại trên thế giới”, David Hunter nói thêm.
Suy nghĩ của Hunter rất đơn giản: Thị trường thực sự đã chịu đựng được cú sốc ban đầu xuất phát từ đại dịch Covid-19, nhưng thị trường vẫn chưa tính đến những gì sắp xảy ra. Những vấn đề sẽ còn tồi tệ hơn nữa, những biến cố này diễn ra ở giai đoạn cuối của cái mà ông gọi là một chu kỳ kinh tế bắt đầu và kết thúc, giai đoạn kết thúc luôn khốc liệt hơn nhiều.
Theo cách Hunter nhìn thấy, mặc dù cả Fed và Chính phủ Mỹ đã triển khai hàng loạt gói kích cầu khổng lồ để ngăn chặn suy thoái do đại dịch gây ra, thị trường đã nhanh chóng tăng lên mức cao mới mọi thời đại, nhưng những hành động chưa từng có này chỉ mua cho các nhà đầu tư một chút thời gian.
“Đối với nền kinh tế không có người nào tìm kiếm khoản vay để bắt đầu kinh doanh. Vì vậy, tiền đi vào phần còn lại, đó là thị trường vốn, thị trường trái phiếu và sau đó là thị trường chứng khoán. Và đây chính là động lực tăng vọt của thị trường chứng khoán mặc dù thời điểm nền kinh tế đang đối mặc với khó khăn”, ông nói thêm
Đối với Hunter, tất cả các chính sách kích thích đó sẽ đẩy chỉ số S&P 500 lên và thậm chí có thể vượt quá 4.000 vào ngày lao động (7/9). Nhưng đó chỉ là trì hoãn không thể tranh khỏi. Ông nói, khi các nhà đầu tư không còn háo hức về thị trường, sự bi quan quay trở lại thì mọi thứ sẽ trở nên tồi tệ hơn.
“Giai đoạn giảm giá thứ hai sẽ giảm mạnh và sâu hơn giai đoạn tháng 3. Bạn có thể tự hồi phục hoặc ít nhất là hồi phục của thị trường bằng việc được cung cấp dòng tiền cứu trợ, giữ cho hoạt động trong khoản một thời gian nhất định, nhưng có rất nhiều thiệt hại lâu dài bởi virus gây ra”, ông cho biết
Trong suy nghĩ của Hunter, vô số doanh nghiệp đang và sẽ gặp khó khăn tài chính để có thể sống sót qua thời kỳ suy thoái này, hàng loạt các vụ phá sản và đóng cửa có khả năng xảy ra. Nhưng ông cho rằng thị trường vẫn chưa nhận ra được điều này.
Hơn nữa, theo Hunter, lượng đòn bẩy trong hệ thống tài chính là không bền vững và nó sẽ trở nên tồi tệ hơn từ đây khi mà nền kinh tế trì trệ và phải thu hẹp hoạt động kinh doanh.
“Tôi biết rằng khi chúng tôi có đợt suy thoái tiếp theo, đòn bẩy tài chính đó sẽ biến thành thứ gì đó giống như nợ dưới chuẩn năm 2008-2009, nhưng chắc chắn sẽ ít hơn nhiều giai đoạn đó. Trong giai đoạn giảm giá thứ 2 sắp tới, tôi nghĩ thị trường chứng khoán sẽ giảm giá và bắt đầu vào giai đoạn thị trường giá xuống, sẽ là giai đoạn giảm lớn nhất kể từ đại khủng hoảng 1929” , Hunter đánh giá.
Với tất cả những điều đó, Hunter không nghĩ rằng, thị trường sẽ đạt được những đỉnh cao mới trong thập kỷ sau.
“Tôi không nghĩ rằng thị trường chứng khoán sẽ trở lại mức cao của nó vào mùa Hè này một lần nữa trong nhiều thập niên, không những năm 2020 mà cả những năm 2030”, Hunter nói thêm
Vũ Duy Bắc / Theo báo chí nước ngoài