FDI tăng trong tháng đầu năm 2020

FDI tăng trong tháng đầu năm 2020
Tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vào Việt Nam tính đến 20/1/2020 bao gồm vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 5,3 tỷ USD, tăng 179,5% so với cùng kỳ năm 2019.

Tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vào Việt Nam tính đến 20/1/2020 bao gồm vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 5,3 tỷ USD, tăng 179,5% so với cùng kỳ năm 2019.Tổng cục Thống kê cho biết, hoạt động đầu tư trong tháng Một tập trung chủ yếu vào thi công các công trình chuyển tiếp từ năm trước, hoàn tất các thủ tục nghiệm thu, thanh toán khối lượng hoàn thành của năm 2019, các Bộ, ngành và địa phương triển khai giao vốn đầu tư cho các dự án được phê duyệt kế hoạch vốn năm 2020. Đồng thời, kỳ nghỉ Tết Nguyên đán rơi vào tháng Một năm nay nên nhìn chung tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước đạt thấp so với kế hoạch năm (4,2%).

Tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tính đến 20/1/2020 đạt 5,3 tỷ USD, tăng 179,5% so với cùng kỳ năm 2019.
Tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tính đến 20/1/2020 đạt 5,3 tỷ USD, tăng 179,5% so với cùng kỳ năm 2019.

Tuy nhiên, trong tháng Một, vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục giữ đà phát triển với số vốn thực hiện cao nhất trong nhiều năm trở lại đây.

Cụ thể, tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tính đến 20/1/2020 bao gồm vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 5,3 tỷ USD, tăng 179,5% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó có 258 dự án được cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt 4,5 tỷ USD, tăng 14,2% về số dự án và tăng 454,1% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước; 77 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với số vốn tăng thêm đạt 334 triệu USD, giảm 1,9%; 884 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị góp vốn là 534,8 triệu USD, giảm 29,8%.

Trong tổng số lượt góp vốn, mua cổ phần có 135 lượt làm tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp với giá trị vốn góp 0,19 tỷ USD và 749 lượt nhà đầu tư nước ngoài mua lại cổ phần trong nước mà không làm tăng vốn điều lệ với giá trị 0,34 tỷ USD. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tháng Một ước tính đạt 1,6 tỷ USD, tăng 3,2% so với cùng kỳ năm trước.

Trong tháng Một, ngành sản xuất, phân phối điện, khí, nước, điều hòa được cấp phép mới đầu tư nước ngoài lớn nhất với số vốn đăng ký đạt 4 tỷ USD, chiếm 89,7% tổng vốn đăng ký cấp mới; ngành công nghiệp chế biến chế tạo đạt 353,3 triệu USD, chiếm 7,9%; ngành bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy đạt 56,2 triệu USD, chiếm 1,3%; các ngành còn lại đạt 51,4 triệu USD, chiếm 1,1%.

Trong số 26 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư được cấp phép mới tại Việt Nam trong tháng Một, Singapore là nhà đầu tư lớn nhất với 4.056,5 triệu USD, chiếm 90,9% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là Đặc khu Hành chính Hồng Công; Trung Quốc; Hàn Quốc…

Tổng cục Thống kê cũng cho biết, trong tháng Một, đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài có 7 dự án được cấp mới giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn của phía Việt Nam là 3,8 triệu USD; có 1 lượt dự án điều chỉnh vốn với số vốn tăng thêm là 135,7 nghìn USD. Tính chung tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài (vốn cấp mới và tăng thêm) trong tháng Một đạt 4 triệu USD.

Lan Trần

Tags: Fdi Vốn Đầu Tư Nước Ngoà Singapore Usd Hồng Công Trung Quốc Hàn Quốc