Sputnik mới đây đưa tin, kho dự trữ vàng thỏi của Ngân hàng Trung ương Nga đang tăng tiếp tục tăng chưa có điểm dừng.
Theo đó, Nga đã nhập kho hơn 185,1 tấn vàng trong sáu tháng đầu năm 2019, dữ liệu mới được công bố bởi Bộ tài chính nước này đã tiết lộ. Các con số đánh dấu mức tăng 17,77% so với cùng kỳ năm ngoái, khi đó, sản lượng đạt 157,2 tấn.
Số liệu của Bộ Tài chính cho thấy sản lượng bạc giảm 6,05% xuống còn 549,89 tấn (giảm từ mức 59,29 tấn tính đến tháng 7/2018).
Theo số liệu của Ngân hàng trung ương Nga, kho dự trữ vàng thỏi của nước này đã đạt 2.261 tấn tính đến ngày 1/12, đứng thứ năm trên thế giới sau Mỹ, Đức, Ý và Pháp trong tổng số nắm giữ vàng của các ngân hàng Trung ương. Vàng thỏi ước tính trị giá khoảng 110 tỷ USD được cho là một phần quan trọng của Kho dự trữ quốc gia nhằm hóa giải các nỗ lực trừng phạt của Mỹ.
Vàng đang trở thành một trong những phương tiện tích trữ phù hợp trong xu hướng của các quốc gia đứng trước nguy cơ bị Mỹ trừng phạt kinh tế.
Mới đây, Hội nghị thượng đỉnh Hồi giáo Kuala Lumpur 2019 cũng đã ghi nhận quan điểm của Tổng thống Iran Hassan Rouhani khi lên tiếng kêu gọi việc sử dụng một hình thức thanh toán khác thay thế hình thức thanh toán liên ngân hàng hiện nay của Mỹ để chuẩn bị các kịch bản trừng phạt.
Theo Tổng thống Iran Hassan Rouhani, các quốc gia Hồi giáo nên hỗ trợ lẫn nhau nếu trở thành nạn nhân của chính quyền Mỹ.
Sự hỗ trợ có thể là áp dụng các biện pháp để thoát khỏi sự thống trị của hệ thống tài chính của Mỹ và đồng USD để giảm thiểu tối đa tác hại của các lệnh trừng phạt kinh tế, ví như hình thành cơ chế tài chính mới cho phép thanh toán bằng đồng tiền nội tệ thông qua hợp tác ngân hàng hay chuyển sang giao dịch vàng.
Trong khi đó, Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad cho biết, các lệnh trừng phạt của Mỹ cũng đã khiến nhiều quốc gia Hồi giáo trở nên cảnh giác.
"Malaysia và các quốc gia khác phải luôn luôn nhớ rằng các quyết định đơn phương có thể được áp đặt để trừng phạt bất kỳ ai trong số chúng ta" - ông Mahathir nói.
Xu hướng thay thế đồng USD, thanh toán bằng đồng nội tệ được cho là đều do các phản ứng của Mỹ. Chính Washington đã gây ra căng thẳng toàn cầu gây ra bởi các lệnh trừng phạt đã buộc các nước vẫn ủng hộ đồng tiền Mỹ làm công cụ tài chính chính bắt đầu quay lưng với đồng bạc xanh.
Cuộc xung đột thương mại đang diễn ra giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, cũng như các lệnh trừng phạt đối với các đối tác thương mại lớn nhất của Bắc Kinh đã buộc Trung Quốc phải thực hiện các bước để giảm bớt sự phụ thuộc vào đồng dollar.
Trong khi đó, Mỹ cùng lúc trừng phạt Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, những quốc gia này vừa có nhiều mục tiêu và lợi ích chung đã sẵn sàng hợp tác với nhau để có chung các hình thức liên kết, hạn chế tối đa trừng phạt của Mỹ.
Cùng với đó, Washington cũng gây áp lực với châu Âu khiến lục địa già cũng có chung xu hướng thúc đẩy đa dạng hệ thống thanh toán thay vì chỉ sử dụng hệ thống SWIFT của Mỹ. Việc châu Âu đồng thuận sử dụng thanh toán bằng euro trong các hợp đồng khí đốt với Gazprom được cho là tín hiệu đặc biệt quan trọng giành cho các nỗ lực cấm vận và can thiệp quan hệ Nga- châu Âu từ Washington.
Huy Vũ