Tại hội nghị tổng kết ngành Công Thương ngày 27/12, ông Trần Tuấn Anh - Bộ trưởng Công Thương cho biết, kim ngạch xuất nhập khẩu đến hết tháng 12 ước đạt gần 517 tỷ USD, tăng xấp xỉ 8% so với 2018.
Trong đó, xuất khẩu đạt gần 263,5 tỷ USD, tăng hơn 8% so với 2018. Ở chiều ngược lại, nhập khẩu kiểm soát tốt, khoảng 253,5 tỷ USD. Nhờ đó, thặng dư thương mại gần 10 tỷ USD, cao nhất từ trước đến nay.
Tại hội nghị tổng kết ngành Công Thương ngày 27/12, ông Trần Tuấn Anh - Bộ trưởng Công Thương cho biết, kim ngạch xuất nhập khẩu đến hết tháng 12 ước đạt gần 517 tỷ USD, tăng xấp xỉ 8% so với 2018.
Trong đó, xuất khẩu đạt gần 263,5 tỷ USD, tăng hơn 8% so với 2018. Ở chiều ngược lại, nhập khẩu kiểm soát tốt, khoảng 253,5 tỷ USD. Nhờ đó, thặng dư thương mại gần 10 tỷ USD, cao nhất từ trước đến nay.
Trong bối cảnh giảm sút tổng cầu, bảo hộ mậu dịch gia tăng, việc Việt Nam xuất siêu năm thứ 4 liên tiếp giúp dự trữ ngoại hối duy trì mức cao, ổn định tỷ giá và kinh tế vĩ mô.
Số lượng mặt hàng xuất khẩu từ một tỷ USD tăng lên 32 mặt hàng, gấp rưỡi năm 2011. Trong đó 8 mặt hàng xuất khẩu trên 5 tỷ USD, 6 mặt hàng trên 10 tỷ USD.
Nhật Bản, Mỹ, EU, ASEAN... vẫn là những thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam năm qua. Việt Nam đã xuất siêu vào thị trường có yêu cầu khắt khe về chất lượng như Mỹ 46,4 tỷ USD, EU gần 27 tỷ USD. Sau một năm CPTPP có hiệu lực, kim ngạch xuất khẩu sang các nước khu vực này đã tăng đáng kể, chẳng hạn Canada đạt gần 4 tỷ USD, Mexico xấp xỉ 3 tỷ USD...
Nhìn nhận về xuất nhập khẩu năm 2020, Bộ trưởng Công Thương nói sẽ thách thức không nhỏ trong bối cảnh thương chiến Mỹ - Trung chưa chấm dứt; bảo hộ mậu dịch phát triển phức tạp, có nguy cơ cản trở tự do hoá thương mại... Vì thế, việc tham mưu, dự báo chính sách sát thực tế hơn là yêu cầu hàng đầu.
Anh Minh