Đà giảm giá gần đây của chứng khoán Việt Nam đã đưa giá trị thị trường trở lại dưới mức trung bình 5 năm. Trong khi, đó là mức giá rẻ nhất trong một năm, khai thác cơ hội này là điều nói dễ hơn làm.
Đối với bất kỳ nhà đầu tư nào, những người muốn tận dụng lợi thế của sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, có một điểm cần lưu ý: thanh khoản khá giới hạn. Điều đó là do Việt Nam vẫn đặt ra trần giới hạn sở hữu ở nước ngoài, mức thả nổi tự do nhỏ và phần nắm giữ của nhà nước tại một số công ty lớn ở mức cao, khiến dư địa (room) cho nhà đầu tư nước ngoài không có nhiều.
Tin tốt là Việt Nam đã thực hiện một số biện pháp để giải quyết vấn đề, ví dụ như nới lỏng các giới hạn sở hữu nước ngoài đối với một số ngành công nghiệp và đã đẩy nhanh quá trình thoái vốn nhà nước trong các công ty. Việt Nam cũng ra mắt một thị trường phái sinh vào năm 2017 và giới thiệu nhiều sản phẩm hơn trong năm nay.
Khối lượng giao dịch cổ phiếu (triệu đơn vị) trung bình hằng ngày của 10 cổ phiếu lớn tại các quốc gia Đông Nam Á.
Tuy nhiên, khối lượng giao dịch tại thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn còn rất nhỏ so với các nước Đông Nam Á khác, ngay cả đối với các cổ phiếu vốn hóa lớn.
Trong khi nhà đầu tư nước ngoài trân trọng cơ hội đầu tư vào cổ phiếu Việt Nam, thì đó thực sự là rào cản. Thanh khoản giới hạn tại một số cổ phiếu hàng đầu một phần là do các nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ cổ phần của họ trong dài hạn, ông Tim Love, giám đốc của thị trường chứng khoán mới nổi tại GAM Investments cho biết. Chi phí thực hiện cao và lo ngại không thể mua được một lượng cổ phần lớn như mong muốn đã khiến nhiều nhà đầu tư nản lòng, ông nói.
Kỳ vọng rằng tư nhân hóa sẽ giúp tăng thanh khoản thị trường cũng phai nhạt dần. Trong khi chính phủ đã nỗ lực thúc đẩy cải cách các quy định cho các doanh nghiệp nhà nước, quá trình tư nhân hóa đang chậm lại và giới phân tích lo ngại rằng Việt Nam có thể không hoàn thành mục tiêu thoái vốn 60 nghìn tỷ đồng trong giai đoạn năm 2017 và 2020.
Tiền thu từ việc bán cổ phần của các doanh nghiệp nhà nước chỉ đạt 147 triệu USD trong 11 tháng qua, tương đương 32% giá trị năm ngoái, theo dữ liệu Bloomberg. Đó là vì không có những đợt thoái vốn tại các công ty lớn, theo Bộ Tài chính Việt Nam.
“Mọi việc trở nên dễ dàng hơn nếu nhà nước dẫn dần giảm sở hữu”, ông Felix Lam, một nhà quản lý cấp cao về chứng khoán Châu Á Thái Bình Dương tại BNP Paribas Asset Management ở Hồng Kông cho biết. Ông không nắm giữ cổ phiếu Việt Nam vì khối lượng quá thấp.
Tỷ lệ giao dịch tự do của các cổ phiếu hàng đầu trong VN-Index đều dưới 50%.
Đối với các nhà đầu tư muốn đặt cược nhiều hơn vào Việt Nam, họ sẽ cần phải hiểu rõ hơn về những gì quốc gia đang làm để tăng thanh khoản, và những biện pháp liên quan đến thị trường khác mà họ đang xem xét, theo ông Lam. “Khi bạn có tầm nhìn, bạn có cơ hội được đánh giá lại cao hơn và vốn nước ngoài sẽ chảy vào”, ông nói.
Đó là tin tức đáng hoan nghênh cho một thị trường mà bây giờ, đang rơi vào tình trạng quá bán nhiều hơn bất kỳ thị trường lớn nào.
Các trader ở nước ngoài đã đầu tư hơn 230 triệu USD vào cổ phiếu Việt Nam kể từ tháng 1, theo dữ liệu do Bloomberg tổng hợp. Trong khi điều đó tốt hơn so với làn sóng rút vốn tại các quốc gia như Malaysia và Thái Lan, dòng vốn đổ vào cổ phiếu Việt Nam thực tế nhỏ hơn nhiều so với hai năm qua.
Bất chấp tất cả, đội ngũ các thị trường mới nổi của GAM Investments vẫn đang đầu tư mạnh vào chứng khoán Việt Nam. Quỹ này đầu tư vào các các cổ phiếu có tính thanh khoản tương đối cao, giữ chúng trong một thời gian dài hơn - đặc biệt là những cổ phiếu có dòng tiền tự do dương, Love nói.
“Vấn đề về thanh khoản không có nghĩa là không có cơ hội. Gần đây, thị trường đã giảm mạnh và là cơ hội mua vào. Theo quan điểm của chúng tôi, hiện tại thị trường đang được bị đánh giá thấp.
Nguồn Bloomberg