Sputnik mới đây có bài phân tích cho thấy ngành công nghiệp của Ukraine đang đối mặt với những tín hiệu rất xấu.
Sản xuất công nghiệp đã giảm suốt nửa cuối năm ngoái, số liệu tháng 11 đã giảm 7,5% so với cùng kỳ năm 2018.
Cơ quan Thống kê Nhà nước Ukraine lưu ý rằng, trong hầu hết các lĩnh vực đã ghi nhận sự chậm lại nghiêm trọng: sản lượng trong ngành chế biến giảm 5%, ngành khai thác - 8%, nguồn điện lực và khí đốt giảm 12%.
Triển vọng phát triển cũng khá ảm đạm. Khi phỏng vấn khoảng 1.500 nhà quản lý doanh nghiệp, Cơ quan thống kê Nhà nước Ukraine nhận lại những dự đoán bi quan: năng lực sản xuất sẽ giảm gần 4 điểm phần trăm vào cuối quý I/2020 so với quý 1/2019.
Sản xuất công nghiệp đã giảm suốt nửa cuối năm ngoái, vào tháng 11 đã sụp đổ 7,5% so với cùng kỳ năm 2018.
Cơ quan Thống kê Nhà nước Ukraine lưu ý rằng, trong hầu hết các lĩnh vực đều ghi nhận sự chậm lại nghiêm trọng: sản lượng trong ngành chế biến giảm 5%, ngành khai thác - 8%, nguồn điện lực và khí đốt giảm 12%.
Khối lượng đơn đặt hàng nước ngoài trong ngành sản xuất công nghiệp đã giảm 24%, trong ngành chế biến - 29%.
Ông Alexander Dubinsky - Nghị sĩ Verkhovna Rada (Quốc hội Ukraine) từ Đảng cầm quyền "Người hầu của nhân dân", mới đây đã nói trên kênh truyền hình Nhà nước 112 rằng, để khôi phục ngành công nghiệp, cần phải tạo ra một bộ phận đặc biệt để khôi phục sản xuất hàng hóa trong nước.
Hiện tại, Ukraine chưa có một cơ quan như vậy.
"Tôi không hiểu tại sao ở một đất nước từng là nước cộng hòa công nghiệp lớn nhất của Liên Xô với GDP sánh được với Pháp, lại không có bộ công nghiệp" – vị nghị sĩ bức xúc.
Trong khi đó, Bộ trưởng Phát triển Kinh tế Ukraine Timofey Milovanov cũng chỉ ra một số yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến triển vọng của ngành công nghiệp Ukraine. Sự thực đáng buồn là không ai còn cần đến sản phẩm của Ukraine nữa.
Xuất khẩu bị cản trở bởi thuế quan. Trong khi Ukraine đã tự tách khỏi thị trường Nga, cố gắng gắn kinh tế với châu Âu thì lại bị chính ngành công nghiệp cũ kỹ của mình phản tác dụng.
Châu Âu đã đề ra thuế carbon. Đây là loại thuế môi trường đánh vào lượng cacbon của nhiên liệu. Trên thực tế, đây là biểu thuế hải quan bổ sung, khiến việc nhập khẩu hàng hóa từ các quốc gia không đầu tư vào sản xuất thân thiện với môi trường trở nên đắt đỏ hơn, và do đó kém hấp dẫn hơn đối với người tiêu dùng châu Âu.
Ông Milovanov thừa nhận khi phát biểu tại Verkhovna Rada rằng Ukraine đã mất thị trường Nga và không thể bù đắp cho điều này bằng cách xuất khẩu sang các nước EU.
Cụ thể, trong những năm 2013-2019, khối lượng xuất khẩu sang Nga các sản phẩm của ngành chế tạo máy đã giảm gần 6 lần từ 5,5 tỷ USD xuống còn ít hơn 1 tỷ USD.
Trong thời gian này, xuất khẩu sang các nước EU đã tăng từ 2 tỷ USD đến 3 tỷ USD, và không thể thay thế hoàn toàn những tổn thất đó.
Một yếu tố khác làm giảm khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Ukraine là mức độ hao mòn của tài sản cố định. Theo ông Milovanov, trung bình trong cả nước, chỉ số này đạt 60% và trong công nghiệp - 66%.
Để khắc phục tình trạng này, cơ quan của ông Milovanov đề xuất sáng kiến thành lập một trung tâm điều phối, trong đó các vấn đề trong ngành sẽ được thảo luận với sự tham gia của những người lãnh đạo các doanh nghiệp lớn, hiệp hội ngành công nghiệp, các trung tâm phân tích và quan chức cấp cao.
Bộ trưởng Milovanov nói thêm rằng, để vượt qua khủng hoảng trong ngành công nghiệp, chính phủ dự định phân bổ thêm 20 tỷ hryvnia (khoảng 800 triệu USD). Số tiền này sẽ được đầu tư vào việc phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, các chương trình chuyên ngành và sản xuất quốc phòng.
Tuy nhiên, số tiền 800 triệu USD mà Bộ trưởng Milovanov đề cập chưa rõ sẽ kiếm được bằng cách nào. Tháng 11/2019, toàn bộ Ngân sách Ukraine chỉ có 810 tỷ hryvnia - ít hơn 20% so với kế hoạch. Đồng thời, trong năm nay Ukraine cũng phải chi khoảng 420 tỷ hryvnia để trả nợ nước ngoài.
Di cư lao động rời khỏi Ukraine
Sputnik bình luận, ngay cả khi Ukraine củng cố ngành công nghiệp để xuất khẩu thì cũng rất khó cạnh tranh. Ngay cả ở thị trường trong nước, sản phẩm của Ukraine cũng không có khả năng cạnh tranh, đặc biệt là ở hàng hóa thiết yếu.
Trong ba năm qua, doanh số bán lẻ bột mì trong nước đã giảm 21,5%, thịt và các sản phẩm thịt - giảm 13%, đường - 11%, bánh mì - giảm gần 8%.
Nguyên nhân hàng đầu dẫn tới kết quả này là dân số Ukraine đang suy giảm nhanh chóng. Đây là kết quả do di cư.
Người Ukraine vẫn tiếp tục tìm kiếm cuộc sống tốt hơn ở nước ngoài, nhiều người đến châu Âu không chỉ để kiếm tiền, mà còn cố gắng định cư ở đó.
Hiện vẫn chưa có số liệu chính xác về lượng người di cư song các nhà phân tích ước tính, con số này có thể lên tới 10 triệu người.
Chuyên gia kinh tế người Ukraine, Aleksey Kushch nhận xét rằng, “Ở Ukraine có 17 triệu người là dân số hoạt động kinh tế trong độ tuổi lao động, nhưng, chỉ có 7 triệu người làm việc trong các doanh nghiệp.
Con số lao động di cư ở mức khổng lồ khó thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Di cư lao động thường xuyên khoảng 3 triệu người. Di cư lao động thời vụ khoảng 4-5 triệu người.
Cơ quan Thống kê Nhà nước ước tính dân số Ukraine là 41,9 triệu người. Nhưng thực ra chỉ có 35 triệu người hiện sống ở nước này. Thị trường có sự chênh lệch như vậy bị đánh giá rất bi quan trong con mắt của những nhà đầu tư.
Chủ tịch Hiệp hội các nhà cung cấp mạng lưới bán lẻ của Ukraine Aleksey Doroshenko nói: "Thị trường với 50 triệu người tiêu dùng không sánh được với thị trường chỉ có 40 triệu hoặc thậm chí 36 triệu người. Rõ ràng, điều này khiến lượng tiêu dùng giảm dần, đặc biệt là vì phúc lợi của người dân không thể tăng nhanh".
Nền kinh tế của Ukraine tiếp nhận những tín hiệu xấu sau một quá trình dài ảnh hưởng từ cuộc cách mạng vào năm 2014, khi các khu vực kinh tế chủ chốt của nước này tuyên bố độc lập khỏi Kiev. Bán đảo Crimea mang lại doanh thu trong ngành du lịch, trong khi Donetsk và Lugansk chủ đạo trong ngành khai thác và công nghiệp tuyên bố độc lập. Khi đó, Ukraine đã đổ lỗi cho Nga can thiệp vào quá trình độc lập này.
Các tổ chức cực đoan đã ngăn chặn tuyến đường sắt nối Kiev với hai tỉnh này nhằm đánh kiệt vào nguồn tài chính của lực lượng đối lập nhưng đã gây ra tác dụng phụ. Chính Kiev mới là bên thiếu thốn nguồn lực trong khi hai tỉnh tự xưng là nước cộng hòa đã bán các sản phẩm công nghiệp của họ cho Nga.
Huy Vũ