Bức tranh kinh tế - xã hội năm 2019: Từ những số liệu thống kê

Bức tranh kinh tế - xã hội năm 2019: Từ những số liệu thống kê
Ngày 27/12, Tổng cục Thống kê đã tổ chức họp báo công bố số liệu thống kê về tình hình kinh tế - xã hội quý IV và cả năm 2019. Đáng chú ý, tăng trưởng kinh tế tiếp tục đạt 7,02% và thu ngân sách vượt kế hoạch đề ra.

Cơ cấu kinh tế ngày càng đi vào chiều sâu

Tại buổi họp báo, ông Nguyễn Bích Lâm - Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho biết, trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới tiếp tục tăng trưởng chậm lại, căng thẳng thương mại giữa Mỹ - Trung; sự biến động khó lường trên thị trường tài chính - tiền tệ quốc tế; giá dầu diễn biến phức tạp… đã tác động đến tăng trưởng tín dụng, tâm lý và kỳ vọng thị trường của Việt Nam.

Tuy nhiên, với kết quả tăng trưởng 7,02% đã khẳng định tính kịp thời và hiệu quả trong chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; sự nỗ lực của các cấp, các ngành, các địa phương trong thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội để đạt và vượt mục tiêu tăng trưởng năm 2019.

Năm 2019 cơ cấu kinh tế có sự chuyển đổi theo hướng sản xuất công nghiệp có hàm lượng công nghệ và chất xám cao (ảnh: Nhà máy xe Vinfats)

Điều đáng lưu ý, trong năm qua phát triển kinh tế ngày càng đi vào chiều sâu. Cơ cấu kinh tế đã dần chuyển dịch theo hướng công nghiệp. Điều này thể hiện ở kết quả khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 13,96% GDP; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 34,49%; khu vực dịch vụ chiếm 41,64%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 9,91% GDP. Đóng góp cho sự phát triển kinh tế năm 2019, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản với mức tăng 2,01%, đóng góp 4,6% vào mức tăng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 8,90%, đóng góp 50,4%; khu vực dịch vụ tăng 7,3%, đóng góp 45%.

Động lực chính của tăng trưởng kinh tế năm nay là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và các ngành dịch vụ thị trường đã tăng trưởng khá, với mức tăng từ 8 - 11%. Khu vực công nghiệp và xây dựng duy trì tăng trưởng khá, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo giữ vai trò chủ chốt, dẫn dắt mức tăng trưởng chung của ngành công nghiệp và toàn nền kinh tế (tăng 11,29%). Sản xuất và phân phối điện bảo đảm cung cấp đủ cho sản xuất và tiêu dùng của nhân dân. Khai khoáng bước đầu có mức tăng nhẹ 1,29% sau 3 năm liên tiếp giảm.

Ngoài đóng góp quan trọng của khu vực công nghiệp và xây dựng, hoạt động thương mại, dịch vụ năm 2019 diễn ra sôi động, nhu cầu tiêu dùng trong dân tăng, thị trường tiêu thụ được mở rộng, nguồn cung hàng hóa dồi dào, chất lượng được bảo đảm. Hoạt động du lịch đạt kỳ tích, thu hút trên 18 triệu lượt khách quốc tế - cao nhất từ trước đến nay. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2019 ước tính đạt 4.940,4 nghìn tỷ đồng, tăng 11,8% so với năm trước. Xét theo ngành hoạt động, doanh thu bán lẻ hàng hóa năm 2019 ước tính đạt 3.751,3 nghìn tỷ đồng, chiếm 75,9% tổng mức và tăng 12,7% so với năm trước.

Như vậy, thu ngân sách nhà nước đã hoàn thành chỉ tiêu trước nửa tháng.Về chi ngân sách, báo cáo của Tổng cục Thống kê cho biết, tổng chi ngân sách từ đầu năm đến thời điểm 15/12/2019 ước tính đạt 1,31 triệu tỷ đồng, bằng 80,6% dự toán năm.

Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống đạt 586,7 nghìn tỷ đồng, chiếm 11,9% tổng mức và tăng 9,8%; doanh thu du lịch lữ hành ước tính đạt 46 nghìn tỷ đồng, chiếm 0,9% tổng mức và tăng 12,1%; doanh thu dịch vụ khác đạt 556,4 nghìn tỷ đồng, chiếm 11,3% tổng mức và tăng 8,5%... Cùng với sự đóng góp quan trọng của ngành công nghiệp và dịch vụ cho nền kinh tế, Tổng cục Thống kê cũng cho biết, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa năm 2019 vượt mốc 500 tỷ USD (516,96 tỷ USD). Đáng chú ý là sự phát triển mạnh mẽ của khu vực kinh tế trong nước trong lĩnh vực xuất khẩu với tốc độ tăng trưởng cao hơn rất nhiều tốc độ tăng của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Cán cân thương mại hàng hóa năm 2019 ước tính xuất siêu 9,9 tỷ USD, mức cao nhất trong 4 năm liên tiếp xuất siêu.

Mức huy động từ thị trường vốn tăng cao

Cũng theo Tổng cục Thống kê, mặt bằng lãi suất huy động và cho vay năm 2019 cơ bản ổn định. Hoạt động kinh doanh bảo hiểm phát triển an toàn và bền vững, bảo đảm khả năng chi trả bồi thường và quyền lợi của người tham gia bảo hiểm. Thị trường chứng khoán tăng trưởng tích cực, đóng góp quan trọng vào huy động vốn phát triển kinh tế. Báo cáo cho thấy, tính đến ngày 20/12/2019, tổng phương tiện thanh toán tăng 12,1% so với cuối năm 2018; huy động vốn của các tổ chức tín dụng tăng 12,5%; tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế đạt 12,1%.

Hoạt động kinh doanh bảo hiểm quý IV/2019 tiếp tục đạt mức tăng trưởng cao, ước tính tăng 20% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung năm 2019, doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường tăng 20,3% so với năm 2018, trong đó doanh thu phí bảo hiểm lĩnh vực nhân thọ tăng 25,1%; lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ tăng 11,6%.

Đặc biệt, thị trường chứng khoán, kênh huy động vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế, năm 2019 có nhiều đóng góp trong việc huy động vốn cho nền kinh tế, với tổng mức huy động vốn đạt 313,9 nghìn tỷ đồng, tăng 12,6% so với năm trước. Trên thị trường cổ phiếu, tính đến ngày 24/12/2019, chỉ số VN-Index đạt 958,88 điểm, tăng 7,4% so với cuối năm 2018; mức vốn hóa thị trường đạt 4,4 triệu tỷ đồng, tăng 10,3%. Trên thị trường trái phiếu, hiện có 509 mã trái phiếu niêm yết với giá trị niêm yết đạt 1.162 nghìn tỷ đồng, tăng 3,7% so với cuối năm 2018.

Trên thị trường chứng khoán phái sinh, khối lượng giao dịch bình quân từ đầu năm đến nay đạt 89.266 hợp đồng/phiên, tăng 13% so với bình quân giao dịch năm 2018. Với việc huy động vốn từ nhiều kênh khác nhau, vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội năm 2019 đạt mức tăng 10,2% so với năm 2018, trong đó vốn khu vực kinh tế ngoài nhà nước chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng vốn đầu tư, khẳng định rõ chủ trương của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế. Tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tính đến 20/12/2019 bao gồm vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 38 tỷ USD, tăng 7,2% so với năm 2018.

Trong đó có 3.883 dự án được cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt 16,7 tỷ USD, tăng 27,5% về số dự án. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện năm 2019 ước tính đạt 20,4 tỷ USD, tăng 6,7% so với năm trước.

Về tình hình ngân sách, theo Tổng cục Thống kê, tổng thu ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến thời điểm 15/12/2019 ước tính đạt 1,41 triệu tỷ đồng, bằng 100,2% dự toán năm. Trong đó thu nội địa đạt 1,14 triệu tỷ đồng, bằng 97,7% dự toán năm. Thu từ dầu thô đạt 53,3 nghìn tỷ đồng, vượt 19,5% so với dự toán.Thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất, nhập khẩu cũng lên đến 210,2 nghìn tỷ đồng, vượt dự toán 11,1%. Như vậy, thu ngân sách nhà nước đã hoàn thành chỉ tiêu trước nửa tháng.Về chi ngân sách, báo cáo của Tổng cục Thống kê cho biết, tổng chi ngân sách từ đầu năm đến thời điểm 15/12/2019 ước tính đạt 1,31 triệu tỷ đồng, bằng 80,6% dự toán năm.

H.P

Tags: Kinh Tế Kinh Tế - Xã Hội Thống Kê Tổng Cục Thống Kê Căng Thẳng Thương Mại Giữa Mỹ - Trung