Châu Âu chưa "mạnh tay" với những người giàu Nga?

Châu Âu chưa "mạnh tay" với những người giàu Nga?
Giống như Hoa Kỳ đã làm, EU phải trừng phạt những người Nga đã trở nên giàu có bằng cách vi phạm luật pháp hoặc sử dụng vũ lực ở nước họ, theo Anna Talimonchuk – một cây viết người Ukraine viết cho trang Euractiv.

Anna Talimonchuk cho rằng EU cần gia tăng trừng phạt nhiều người giàu có Nga. Ảnh: euractiv.

Gần đây Mỹ đã áp đặt các lệnh trừng phạt đối với giới tinh hoa Nga liên quan đến việc sáp nhập Crimea, đưa lính đánh thuê Nga đến Syria, châu Phi và các nơi khác và cáo buộc về các nỗ lực can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016 và bỏ phiếu Brexit của Anh.

Ngoài việc trừng phạt những người được cho là nguy hiểm rõ ràng đối với phương Tây, họ cũng đã xử phạt những người Nga có hành vi vi phạm pháp luật và bạo lực.

Theo Anna, một lý do để xử phạt những người Nga giàu có và vi phạm luật pháp là những người này thường liên quan đến các hoạt động ngầm ở nước ngoài của Điện Kremlin, bao gồm cả việc phái lính đánh thuê đến nhiều khu vực xung đột. Một lý do khác là nếu những thành phần ưu tú này bị xử phạt, họ có thể đi đến Hoa Kỳ và các nơi khác ở phương Tây để có những hành động bí mật khác. Chiến thuật phổ biến của họ trong lĩnh vực này là gửi tiền vào tài khoản ngân hàng nước ngoài bí mật và sử dụng nó để mua bất động sản giá cao ở những nơi như New York và London.

Mỹ liên tục hành động

Hoa Kỳ đã áp đặt lệnh trừng phạt đối với Nga vào năm 2014 vì sáp nhập bán đảo Crimea và sự hỗ trợ của họ cho phe ly khai thân Nga trong cuộc nội chiến Ukraine –các lệnh trừng phạt vẫn tiếp tục cho đến ngày nay. Washington cũng đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với giới tinh hoa liên quan đến việc sử dụng nhân sự hành động ở nước ngoài.

Một trong những ví dụ điển hình là Yevgeny Prigozhin – người rất thân cận với ông Putin – được cho là đã phái lính đánh thuê Nga đến Syria và đến một số nước ở Châu Phi.

Trong hai hoặc ba năm qua, Hoa Kỳ đã mở rộng các biện pháp trừng phạt đối với những người Nga giàu có vì có quan hệ mật thiết với Kremlin hoặc bị nghi đã sử dụng các biện pháp đe dọa, vũ lực và bạo lực - bao gồm cả ám sát - để trở nên giàu có.

Liên minh châu Âu đã cùng với Hoa Kỳ áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Nga về các hành được cho là vi phạm đối với Ukraine, can thiệp vào các cuộc bầu cử ở phương Tây, phái lính đánh thuê đến các nước khác và liên quan đến các vụ ám sát ở nước ngoài.

Nhưng không giống như Hoa Kỳ, châu Âu vẫn chưa trừng phạt những người Nga giàu có với các hành vi không đúng luật tại nước ngoài, Anna cho hay.

EU còn đang "giậm chân tại chỗ"

Theo cây viết trên, EU đang trốn tránh trách nhiệm của mình bằng cách không mở rộng các biện pháp trừng phạt đối với nhóm này, với lí do là có nhiều vụ bê bối rửa tiền tại châu Âu liên quan đến người Nga.

Pháp nằm giữa con đường khắc nghiệt Nga - EU
Danh sách các ngân hàng EU đối mặt với cáo buộc không ngăn chặn một số hoạt động của người Nga liên quan đến rửa tiền thông qua các tổ chức của họ là rất lớn: ngân hàng ABLV của Latvia, ngân hàng Pilatus của Malta, ngân hàng Danske của Đan Mạch, ngân hàng Swed của Thụy Điển, ngân hàng Nordea của Na Uy, ngân hàng Deutsche của Đức, ngân hàng Credit Agricole của Pháp, Ing Groep, ABN AMRO và Rabobank của Hà Lan, Ngân hàng quốc tế Raiffeisen của Áo và Ngân hàng Hoàng gia Scotland.

Ảnh hưởng của những cáo buộc này đã đã làm rung chuyển đến cốt lõi hệ thống ngân hàng EU, làm suy yếu niềm tin của người dân vào trụ cột của hệ thống tài chính lục địa.

Cây viết này cũng lấy ví dụ về một người Nga chưa từng dính líu đến việc gia tăng ảnh hưởng địa chính trị quốc tế nhưng được cho là cần bị trừng phạt là một công dân đang ở London và là cựu sĩ quan KGB Alexander Lebedev, người sở hữu tờ báo Nga Novaya Gazeta và hai tờ báo của Anh, tờ Standard Standard và Independent. Theo cây viết này, vị thế của Lebedev dường như sẽ đặt ông ấy vào vị trí một ứng cử viên lý tưởng để hỗ trợ Kremlin khi có các hoạt động ở Vương quốc Anh và châu Âu.

Là một trong những người ủng hộ mạnh mẽ nhất cho việc sáp nhập Crimea, ông đã rót hàng triệu euro trong những năm gần đây vào các dự án kinh doanh khác nhau trên bán đảo này, đồng thời ủng hộ các đối tác Nga của mình làm theo động thái của ông.

Những nỗ lực của ông nhằm thúc đẩy nền kinh tế Crimea mâu thuẫn mạnh mẽ với chính sách của EU đối với Ukraine và việc ngăn chặn Điện Kremlin tăng cường ảnh hưởng tại khu vực.

Cây viết này cũng đề cập đến tỷ phú bất động sản God Nisanov tại Moscow và Sergei Roldugin – từng được cho là có quan hệ thân cận với ông Putin, đồng thời cho rằng họ đang làm suy yếu chính sách của châu Âu về Ukraine.

An Bình
 

Tags: Eu Người Giàu Giới Nhà Giàu Nga Tỷ Phú