Ảnh: Internet
Ngày 10/12, báo cáo tại kỳ họp HĐND TP Đà Nẵng, ông Trần Chí Cường, Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND thành phố cho biết, năm 2019, mặc dù lĩnh vực du lịch, dịch vụ tiếp tục sôi động, tổng lượt khách tăng cao nhưng doanh thu từ dịch vụ lưu trú, ăn uống, lữ hành lại chưa tương xứng.
“Đà Nẵng vẫn còn thiếu các sản phẩm du lịch để tăng chi tiêu của du khách, sản phẩm du lịch về đêm vẫn còn đơn điệu. Các khu vui chơi giải trí về đêm quy mô lớn, đặc sắc phục vụ du khách không nhiều”, ông Cường nói.
Ngày 10/12, báo cáo tại kỳ họp HĐND TP Đà Nẵng, ông Trần Chí Cường, Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND thành phố cho biết, năm 2019, mặc dù lĩnh vực du lịch, dịch vụ tiếp tục sôi động, tổng lượt khách tăng cao nhưng doanh thu từ dịch vụ lưu trú, ăn uống, lữ hành lại chưa tương xứng.
“Đà Nẵng vẫn còn thiếu các sản phẩm du lịch để tăng chi tiêu của du khách, sản phẩm du lịch về đêm vẫn còn đơn điệu. Các khu vui chơi giải trí về đêm quy mô lớn, đặc sắc phục vụ du khách không nhiều”, ông Cường nói.
Cũng theo báo cáo của Ban Kinh tế - Ngân sách, biển là sản phẩm du lịch chủ lực của Đà Nẵng và tiến độ giải quyết ô nhiễm môi trường biển còn chậm so với yêu cầu. Một thực trạng đáng lưu tâm khác là số lượng du khách tăng nhưng công suất sử dụng buồng phòng chỉ đạt 50%. Số ngày lưu trú bình quân của khách thấp hơn so với năm 2018, chỉ đạt mức 1,77 ngày, công suất sử dụng buồng phòng khách sạn giảm.
Ông Cường cũng nhấn mạnh về tình trạng thất thu thuế trên lĩnh vực du lịch, doanh nghiệp kê khai, báo cáo kết quả kinh doanh không đúng với thực tế, khai báo doanh thu thấp hơn để gian lận thuế. "Có tỷ lệ không nhỏ khách đến Đà Nẵng theo tour giá rẻ, chi phí sử dụng các dịch vụ không cao, chủ yếu khai thác lợi nhuận từ sức mua hàng hóa”, Trưởng ban Kinh tế - Ngân sách nói.
Trong khi đó, việc quản lý giá, kê khai doanh thu và phương thức thanh toán qua các ứng dụng điện tử trái phép ở các điểm kinh doanh chưa được kiểm soát.
Theo Ban Kinh tế - Ngân sách, thành phố cần khẩn trương hoàn thành Đề án cơ cấu lại ngành Du lịch, xác định sức chứa điểm đến du lịch Đà Nẵng và sớm hoàn thành sản phẩm du lịch mới, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ hiện có nhằm tăng mức chi tiêu của du khách. Cần nhanh chóng có kế hoạch, lộ trình cụ thể để phát triển các hoạt động giải trí về đêm, có cơ chế chính sách phát triển kinh tế ban đêm, xem đây là vấn đề cấp thiết cho phát triển du lịch hiện nay.
Cũng theo báo cáo của Ban Kinh tế - Ngân sách, biển là sản phẩm du lịch chủ lực của Đà Nẵng và tiến độ giải quyết ô nhiễm môi trường biển còn chậm so với yêu cầu. Một thực trạng đáng lưu tâm khác là số lượng du khách tăng nhưng công suất sử dụng buồng phòng chỉ đạt 50%. Số ngày lưu trú bình quân của khách thấp hơn so với năm 2018, chỉ đạt mức 1,77 ngày, công suất sử dụng buồng phòng khách sạn giảm.
Ông Cường cũng nhấn mạnh về tình trạng thất thu thuế trên lĩnh vực du lịch, doanh nghiệp kê khai, báo cáo kết quả kinh doanh không đúng với thực tế, khai báo doanh thu thấp hơn để gian lận thuế. "Có tỷ lệ không nhỏ khách đến Đà Nẵng theo tour giá rẻ, chi phí sử dụng các dịch vụ không cao, chủ yếu khai thác lợi nhuận từ sức mua hàng hóa”, Trưởng ban Kinh tế - Ngân sách nói.
Trong khi đó, việc quản lý giá, kê khai doanh thu và phương thức thanh toán qua các ứng dụng điện tử trái phép ở các điểm kinh doanh chưa được kiểm soát.
Theo Ban Kinh tế - Ngân sách, thành phố cần khẩn trương hoàn thành Đề án cơ cấu lại ngành Du lịch, xác định sức chứa điểm đến du lịch Đà Nẵng và sớm hoàn thành sản phẩm du lịch mới, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ hiện có nhằm tăng mức chi tiêu của du khách. Cần nhanh chóng có kế hoạch, lộ trình cụ thể để phát triển các hoạt động giải trí về đêm, có cơ chế chính sách phát triển kinh tế ban đêm, xem đây là vấn đề cấp thiết cho phát triển du lịch hiện nay.
Xuân Tiến