Do dự thảo Thông tư được xây dựng trên tinh thần của Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 4/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19 nên thời gian hết hiệu lực của Thông tư được đưa ra trong Dự thảo là 31/12/2020 và trong thời gian có hiệu lực của Thông tư này thì các quy định về nội dung tương tự tại Thông tư số 232/2016/TT-BTC ngày 11 tháng 11 năm 2016 và Thông tư số 263/2016/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2016 của Bộ Tài chính sẽ không được áp dụng.
Cụ thể, đối với việc đăng ký sử dụng mã số mã vạch nước ngoài, Dự thảo quy định, phí đăng ký đối với hồ sơ có ít hơn hoặc bằng 50 mã sản phẩm là 250.000đ/hồ sơ; phí đăng ký đối với hồ sơ trên 50 mã sản phẩm là 5000đ/mã. Mức phí này giảm 50% so với mức phí được quy định tại Điều 2 Thông tư số 232/2016/TT-BTC.
Đối với mức thu, nộp lệ phí sở hữu công nghiệp, Dự thảo đề xuất mức thu chỉ bằng 50% mức thu quy định tại mục A Biểu mức thu phí, lệ phí sở hữu công nghiệp ban hành kèm theo Thông tư số 263/2016/TT-BTC.
Bộ Tài chính cho biết, ngoài các nội dung trên, các nội dung về phạm vi điều chỉnh; đối tượng áp dụng; tổ chức thu phí, lệ phí; kê khai thu nộp phí, lệ phí; quản lý, sử dụng phí; chứng từ thu, công khai chế độ thu phí, lệ phí và các nội dung khác không quy định tại Dự thảo vẫn thực hiện theo quy định tại Thông tư số 232/2016/TT-BTC và Thông tư số 263/2016/TT-BTC.
Từ 1/1/2021 trở đi, việc thu, nộp phí đăng ký (xác nhận) sử dụng mã số mã vạch nước ngoài và lệ phí sở hữu công nghiệp lại thực hiện theo quy định tại Thông tư số 232/2016/TT-BTC và Thông tư số 263/2016/TT-BTC.
M.Dung