EcoTruck – "Ông trùm" ngành logistics công nghệ

EcoTruck – "Ông trùm" ngành logistics công nghệ
Những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam đang chứng kiến làn sóng khởi nghiệp mạnh mẽ trong ngành logistics khi ngành vận tải hàng hóa bằng xe tải tại Việt Nam có trị giá lên tới 23 tỷ USD mỗi năm. Nổi bật hơn cả là cái tên EcoTruck – doanh nghiệp đang đi đầu trong vận tải và các dịch vụ logistics công nghệ cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Trước đó, startup này cũng từng gọi được 1,7 triệu USD trong vòng Pre Series A từ các nhà đầu tư Hàn Quốc.

Nền tảng đột phá với với chi phí thấp

Được thành lập vào năm 2017 bởi Lê Hoàng Anh - cựu nghiên cứu sinh ngành công nghệ thông tin tại Trường đại học New York, EcoTruck hoạt động như một cầu nối giữa các thương gia và các đơn vị hoạt động hậu cần. Điểm khác biệt ở dịch vụ này là EcoTruck không chỉ đóng vai trò môi giới thông thường mà còn quản lý toàn bộ quá trình vận hành từ chủ hàng đến nhà xe một cách xuyên suốt. EcoTruck cung cấp bảo hiểm trách nhiệm hàng hoá cho các xe đồng thời đứng ra giải quyết toàn bộ các vấn đề, các sự cố xảy ra trong quá trình vận hành. Điều này cung cấp giải pháp khả thi cho ngành công nghiệp hậu cần vốn đứng trước thách thức bởi cơ sở hạ tầng nghèo nàn, hàng tồn kho lớn và quy trình lỗi thời do liên quan đến thủ tục giấy tờ và email.


Lê Hoàng Anh, sáng lập, CEO EcoTruck

Theo nhà sáng lập Lê Hoàng Anh, sự thiếu hiệu quả này khiến người bán phải trả 25% doanh thu để bù đắp chi phí logistics. Với công nghệ hiện đại và mô hình kinh doanh phù hợp, EcoTruck có thể hoạt động với chi phí thấp hơn nhiều, đưa đến giá thành cuối cùng thấp hơn nhiều. Dịch vụ được cung cấp bởi EcoTruck đã giúp giảm chi phí hậu cần cho các đối tác tới 20%.

Cho đến nay, EcoTruck đã hợp tác với hơn 200 nhà xe, đáp ứng nhu cầu vận chuyển quy mô lớn của chủ hàng, có khả năng vận chuyển hơn 3.500 chuyến hàng xe container và xe tải các loại/ngày, với hơn 1.625 tuyến đường vận chuyển. Trong tháng 7/2019, có hơn 250 khách hàng đã bắt tay với EcoTruck như: Vinafco, Draco, Sotrans, Tân Cảng Cát Lái, Gilimex (lĩnh vực may mặc); các tập đoàn LG, Tôn Hoa Sen; Việt Úc (lĩnh vực thủy sản), Opec, Maruni, Eastwood Energy, AceCook….

Có thể nói, nếu như Grab được coi là “ông trùm” xe ôm công nghệ, thì ở lĩnh vực logistics công nghệ, EcoTruck đang đi đầu trong vận tải và các dịch vụ cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

Ước mơ thay đổi cấu trúc ngành logistics tại Việt Nam

Bắt tay vào khởi nghiệp với mảnh đất Fintech đầy màu mỡ, nhưng sau khi nhận thấy các vấn đề của ngành logistics Việt Nam cũng như tiềm năng phát triển của nó, Lê Hoàng Anh đã quyết định chuyển hướng khởi nghiệp với EcoTruck.

EcoTruck mong muốn tạo tác động mạnh, thay đổi cấu trúc của ngành logistics tại Việt Nam

Với kinh nghiệm xây dựng và phát triển doanh nghiệp, quản lý, đặc biệt trong lĩnh vực ứng dụng công nghệ dữ liệu, Lê Hoàng Anh nhận thấy tiềm năng và cơ hội trong lĩnh vực logistics hàng hóa lớn. Khi lượng vận chuyển trên thị trường rất lớn, nhưng lại thiếu ứng dụng công nghệ và quản lý kém, dẫn đến hiệu quả vận hành thấp. Hơn nữa, hạ tầng chưa đồng bộ, giá xăng dầu cao khiến chi phí logistics tăng, trong khi đó, chất lượng dịch vụ chưa cao, không khách hàng nào muốn phải quản lý logistics và làm việc trực tiếp với nhà xe, tài xế…Bằng việc ứng dụng công nghệ để quản lý vận hành ở quy mô lớn và mô hình kinh tế tối ưu, Nhà sáng lập EcoTruck tin tưởng nền tảng EcoTruck sẽ tạo tác động mạnh, có thể thay đổi cấu trúc của ngành logistics với hàng hóa số lượng lớn tại Việt Nam.

Để hoàn thành mục tiêu làm cho logistics không còn là một gánh nặng và doanh nghiệp có thể quản lý được rất dễ dàng với chi phí thấp hơn. Từ đó, giúp các doanh nghiệp tập trung vào công việc kinh doanh cốt lõi của mình để tăng sức cạnh tranh. Giải pháp mà EcoTruck đang áp dụng kết hợp 3 yếu tố: mô hình kinh tế chia sẻ (Sharing Economy - tương tự như Grab, Uber, hay AirBnB), ứng dụng công nghệ mà đặc biệt là công nghệ dữ liệu, và hệ thống dịch vụ khách hàng (kết hợp giữa hệ thống và con người) nhằm đảm bảo chi phí thấp nhất và chất lượng dịch vụ tốt nhất cho khách hàng của mình. Bên cạnh đó, việc các doanh nghiệp có thể lên kế hoạch và tạo đơn hàng trực tiếp trên hệ thống online của EcoTruck, theo dõi được tự động hoá bằng thông báo qua email, tin nhắn, nhận thông tin đơn hàng qua email và đường dây nóng dịch vụ khách hàng... cũng giúp cho các doanh nghiệp tiết kiệm tối đa chi phí nhân sự trong logistics.

Quá trình phát triển nhanh chóng của EcoTruck cũng chiếm được niềm tin từ các nhà đầu tư, đặc biệt các nhà đầu tư cá nhân và các quỹ đầu tư trong và nước ngoài. Trong thời gian tới, bên cạnh việc thu hút đầu tư, EcoTruck sẽ tập trung hoàn thiện hệ sinh thái bao gồm các dịch vụ quan trọng đi kèm với vận tải nhằm tăng cường sự đồng bộ, tăng hiệu quả vận hành, và giúp giảm chi phí logistics nhiều hơn nữa.

Ngọc Anh

Tags: Ecotruck Ông Trùm" Ngành Logistics Công Nghệ Logistic