Trong nỗ lực ngăn chặn sự lây lan của dịch Covid-19 do virus corona mới gây ra, nhiều quốc gia trên toàn cầu đã yêu cầu làm việc tại nhà, làm đóng cửa các doanh nghiệp và tàn phá thị trường việc làm. Tại cuộc họp trực tuyến ngày 16/4, các nhà lãnh đạo của các nền kinh tế tiên tiến nhất thế giới đã thảo luận cách thức để chấm dứt tình trạng tê liệt kinh tế.
Cuộc họp do Mỹ chủ trì với sự tham gia của lãnh đạo Anh, Canada, Pháp, Đức, Italia và Nhật Bản. Tại đây, các nhà lãnh đạo G7 đã giao nhiệm vụ cho các bộ trưởng hợp tác để chuẩn bị tất cả các giải pháp để nền kinh tế các quốc gia G7 mở cửa lại một cách an toàn, trên nền tảng cho phép các quốc gia G7 tái lập tăng trưởng kinh tế với các hệ thống y tế kiên cường hơn và chuỗi cung ứng đáng tin cậy.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã cảnh báo rằng sự suy giảm toàn cầu là tồi tệ nhất kể từ cuộc Đại khủng hoảng những năm 1930. Các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu cũng tham gia vào cuộc họp trực tuyến, cho biết trong một tuyên bố rằng thương mại sẽ rất quan trọng trong việc khắc phục khủng hoảng trước mắt và đảm bảo sự phục hồi kinh tế mạnh mẽ.
Các nhà lãnh đạo G7 đã đồng ý với các nghiên cứu chống lại Covid-19 bằng cách chia sẻ tất cả các dữ liệu dịch tễ học có liên quan. Các bên nhấn mạnh cam kết đối với một cuộc đối phó toàn cầu mạnh mẽ và phối hợp với cuộc khủng hoảng y tế này. Tuyên bố của các nhà lãnh đạo G7 kêu gọi xem xét kỹ lưỡng và cải cách quy trình của Tổ chức Y tế Thế giới. Tổng thống Trump đã tạm dừng tất cả các khoản tài trợ cho Tổ chức Y tế Thế giới có trụ sở tại Geneva. Và các nhà lãnh đạo EU cho biết bất kỳ giải pháp nào cho cuộc khủng hoảng sẽ phải được thực hiện với sự hợp tác mạnh mẽ với các tổ chức quốc tế hiện có.
Việt Dũng