Bộ ba chip xử lý di động mới của Qualcomm. (Nguồn: Qualcomm)
Năm 2020 là năm 5G sẽ bắt đầu tạo ra sự khác biệt cho mọi người, nhưng mạng 4G LTE cũng không thể bị soán ngôi ngay lập tức. Nếu có bất cứ điều gì đột biến thì mạng 4G sẽ vẫn là phương tiện kết nối chủ yếu trong nhiều năm tới, và đây có lẽ là lý do để Qualcomm bất ngờ tung ra bộ ba bộ xử lý điện thoại thông minh, tập trung vào 4G.
Hãng sản xuất chip khổng lồ của Mỹ đã công bố Snapdragon 720G, 662 và 460 mới tại một sự kiện báo chí ở New Delhi (Ấn Độ) sáng 21/1 và cả ba đều có chung một số đặc điểm - hỗ trợ cho WiFi 6 và hệ thống định vị vệ tinh NavIC của Ấn Độ.
Qualcomm khẳng định những bộ xử lý mới này cũng sẽ có mặt ở Mỹ và các thị trường phát triển khác.
Snapdragon 720G octa-core mạnh nhất trong nhóm chip xử lý mới ra mắt và sẽ nhắm đến các điện thoại cao cấp hơn, mặc dù không phải là những chiếc cao cấp (flagship) toàn diện như dòng Galaxy S20 sắp ra mắt của Samsung.
Chữ "G" trong tên của chipset đề cập đến việc tập trung vào chơi game.
Chipset này cũng tích hợp Hexagon 692 DSP của Qualcomm cho các hoạt động trí tuệ nhân tạo (AI) trên thiết bị, cộng với hỗ trợ đầy đủ cho quay video 4K và màn hình tốc độ cao chạy ở độ phân giải cao tới 2520 x 1080.
Snapdragon 662 cho cảm giác giống như một phiên bản 720G. Chắc chắn, nó cũng là chip lõi tám, nhưng tốc độ tối đa đạt mức khoảng 2.0 GHz (so với tốc độ 2.3 GHz của 720G).
Qualcomm cho biết 662 hỗ trợ "cấu hình camera ba mới và chuyển đổi mượt mà giữa chúng" cũng như lưu trữ hình ảnh ở định dạng tệp HEIF siêu hiệu quả.
Trong khi đó, Snapdragon 460 sử dụng cùng modem và động cơ AI cấp thấp hơn so với 662, nhưng lõi hiệu suất mới và kiến trúc GPU được cải thiện có nghĩa là chipset hoạt động nhanh hơn 50% so với Snapdragon 450.
Qualcomm sẽ đạt được thành công đáng kể khi 5G trở nên phổ biến hơn trong năm nay, nhưng giữ chân khách hàng 4G của họ hài lòng cũng là việc kinh doanh tốt.
Tại các thị trường đang phát triển, công ty này phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các nhà sản xuất chip đối thủ như Mediatek, chưa kể các nhà sản xuất điện thoại thông minh sử dụng bộ vi xử lý tự chế của riêng họ - như Samsung và Huawei./.
Việt Đức