Bất động sản là ngành có số vốn đăng ký mới nhiều nhất năm 2019 của TP.HCM.
Số liệu trên được Chủ tịch UBND TP.HCM đưa ra tại cuộc Kỳ họp thứ mười bảy Hội đồng nhân dân TP.HCM khóa IX đang diễn ra 3 ngày từ 7 tới 9/12.
Cụ thể, báo cáo ông Phong đưa ra cho biết, ngành nghề được đăng ký thành lập mới nhiều nhất là bán buôn bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy và xe động cơ khác chiếm tỷ trọng cao nhất là 35,4%; tiếp theo là Khoa học, công nghệ, dịch vụ tư vấn, thiết kế, quảng cáo và chuyên môn khách chiếm 10,8%; Xây dựng chiếm 9,5%; Công nghiệp chế biến, chế tạo chiến 9,3%; Hoạt động kinh doanh bất động sản chiếm 6,7%.
Tuy nhiên, phân theo ngành nghề có vốn đăng ký mới nhiều nhất là hoạt động kinh doanh bất động sản chiếm tỷ trọng cao nhất 38,3%; tiếp theo là Xây dựng chiếm 19,5%; Bán buôn bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy và xe có động cơ khách chiếm 13,9%; Khoa học, công nghệ, dịch vụ tư vấn, thiết kế, quảng cáo và chuyên môn khách chiến 9,6%; Tài chính ngân hàng và bảo hiểm chiếm 4,7%.
Phân theo loại hình và số lượng thì Công ty TNHH chiếm tỷ trọng cao nhất 86,5%; Công ty CP chiếm 12,8%, Doanh nghiệp tư nhân chiếm 0,7%; Công ty hợp danh chiếm 0,01%.
Cũng theo người đứng đầu UBND TP.HCM thì tình hình sắp xếp đổi mới doanh nghiệp nhà nước đang được TP tiến hành thực hiện. Cụ thể, UBND TP đã ban hành quyết định thành lập ban chỉ đọa cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước 38/38 doanh nghiệp ban chỉ đạo cổ phần hóa ban hành Quyết định thành lập tổ giúp việc cổ phấn hóa doanh nghiệp nhà nước 38/38 doanh nghiệp.
Tính tới thời điểm hiện tại TP đã hoàn thành sắp xếp 16/25 doanh nghiệp. Tiếp tục thực hiện công tác sắp xếp 9 doanh nghiệp còn lại. Trong đó, tới nay TP cũng thông báo phá sản 4 doanh nghiệp, giải thể 3 doanh nghiệp, bán 1 doanh nghiệp, phối hợp công ty mua bán nợ cơ cấu lại vốn chuyển thành công ty cổ phần 1 doanh nghiệp.
Đối với vốn đầu tư nước ngoài (FDI), ông Phong cho biết tính chung cả vốn thu hút được dưới hình thức cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và qua hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong các doanh nghiệp trong nước, TP thu hút đươc 8 tỷ USD (bằng 101% so với cùng kỳ).
Trong đó, các dự án đầu tư nước ngoài được cấp mới giấy chứng nhận đăng ký đầu tư có 1.200 dự án với tổng vốn đầu tư đạt 1.850 triệu USD (tăng 13% số dự án cấp mới và bằng 224% vốn đầu tư so với cùng kỳ).
Trong đó các dự án được điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư/Giấy phép đầu tư/Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, có 300 lượt dự án được cấp phép từ các năm trước thực hiện điều chỉnh vốn đầu tư với số vốn tăng thêm đạt 850 triệu USD (bao gồm các dự án tăng và giảm vốn)
TP cũng chấp thuận cho 5.500 trường hợp nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục để được góp vốn, mua cổ phần, mua lại phần vốn góp của doanh nghiệp trong nước với góp vốn, mua cổ phần, mua lại phần vốn góp của doanh nghiệp trong nước với vốn góp đăng ký tuong đường 5.3000 triệu USD.
Đối với vốn viện trợ phát triển (ODA), Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong cho biết hiện tại, TP theo dõi tiến độ 12 dự án đang triển khai thực hiện trên địa bàn. Thực hiện kế hoạch vốn ODA đã giao năm 2019 là 2.192,728 tỷ đồng và vốn đối ứng là 794,643 tỷ đồng, dự kiến giải ngân trong năm 2019 là 2.052 tỷ đồng (đạt 93,6% so với kế hoạch vốn được giao), vốn đối ứng là 677,465 tỷ đồng (đạt 85% so với kế hoạch vốn được giao).
Gia Huy