Một quan chức năng lượng hàng đầu của Hoa Kỳ nói với kênh CNBC rằng châu Âu có thể mua khí đốt tự nhiên ở bất cứ nơi nào họ muốn, bao gồm cả Nga, nhưng cần phải có sự cạnh tranh giữa các nhà cung cấp. Người này cũng nói thêm rằng Nga đang "lo sợ" về sự gia tăng xuất khẩu năng lượng từ Mỹ.
Mỹ gay gắt con đường năng lượng Nga
"Chúng tôi dự đoán rằng rất nhiều quốc gia sẽ tiếp tục mua khí đốt từ Nga", ông Frank Fannon, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về tài nguyên năng lượng, nói với CNBC hôm thứ Ba.
"Điều đó tốt, điều đó ổn, miễn là dựa trên mô hình cạnh tranh - có sự minh bạch về giá cả, thậm chí có cả một thị trường, bạn không thể có thị trường nếu bạn chỉ có một nhà cung cấp - đó không phải là thị trường, không có sự cạnh tranh."
Dưới thời Tồng thống Trump, Mỹ tăng cường khai thác và xuất khẩu khí thiên nhiên hóa lỏng LNG tới nhiều đối tác toàn cầu. Ảnh: Bloomberg.
Mỹ, Liên minh châu Âu EU và Nga đang rơi vào một tam giác khó xử khi liên quan đến vấn đề khí đốt với Nga. EU đang gắn kết chặt chẽ với Moscow về nguồn cung cấp khí đốt còn Mỹ thì đang cố gắng tiếp cận nhiều hơn vào thị trường EU để bán được thêm khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) – loại năng lượng được Bộ Năng lượng Hoa Kỳ đã gọi là "khí tự do".
Là người khổng lồ và láng giềng năng lượng gần nhất của Châu Âu, Nga về mặt tự nhiên trở thành nhà cung cấp khí đốt lớn nhất cho lục địa này trong những năm qua và gần đây đã củng cố vị trí này với các dự án đường ống dẫn khí được xây dựng với mục tiêu tăng xuất khẩu sang lục địa này.
Một dự án đường ống dẫn khí nối thẳng từ Nga đến châu Âu qua biển Baltic, Nord Stream 2, đã dấy lên nhiều tranh cãi với Mỹ. Chính quyền Trump đã tuyên bố vào tháng 12 rằng họ sẽ áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với bất kỳ công ty nào liên quan đến quá trình hoàn thiện đường ống này.
Đây là một dự án khổng lồ nối từ Nga đến Đức, qua đáy biển Baltic và qua các lãnh thổ của một số quốc gia khác. Dự án này được sở hữu và sẽ được vận hành bởi công ty năng lượng khổng lồ Gazprom của Nga cùng liên kết với 1 số công ty năng lượng châu Âu hàng đầu khác. Tập đoàn Gazprom cho biết vào tháng 1 rằng họ sẽ tự hoàn thành đường ống này sau khi nhiều công ty liên kết có phần e ngại các lệnh trừng phạt. Nord Stream 2 dự kiến sẽ hoạt động vào đầu năm 2021.
Châu Âu tìm cách tự chủ năng lượng
Hoa Kỳ lâu nay luôn cho rằng đường ống này khiến châu Âu kém an toàn hơn và phụ thuộc nhiều hơn vào năng lượng của Nga. Về phần mình, EU và Nga phản đối các lệnh trừng phạt này và châu Âu còn tuyên bố rằng họ có thể tự định hình chính sách năng lượng của mình.
Thủ tướng Đức Angela Merkel nói rằng bà "phản đối các lệnh trừng phạt từ ngoài lãnh thổ" nhằm vào dự án này và Nga nói rằng họ có thể hoàn thành đường ống một mình. Moscow cũng nói rằng các biện pháp trừng phạt của Hoa Kỳ mang tính bảo hộ và chỉ nhằm mục đích tăng doanh số bán LNG của Hoa Kỳ sang châu Âu, một thị trường tiềm năng lớn cho năng lượng Mỹ.
Theo dữ liệu mới nhất của EU, Nga là nhà cung cấp khí đốt tự nhiên lớn nhất cho EU, cả năm 2018 và 2019. Trong kỳ đầu tiên của năm 2019, nhập khẩu khí đốt của Nga vào EU đạt 39,4%, theo sau là Na Uy ở mức 29,6% (và ở mức độ thấp hơn là Algeria, Qatar và Nigeria). Nhập khẩu khí đốt trong cùng kỳ từ Hoa Kỳ chỉ chiếm 3,4%.
Fannon nói rằng Nga sợ sự cạnh tranh của Hoa Kỳ trên mặt trận năng lượng.
"Nga đang nhìn thấy những gì sắp xảy ra trong xuất khẩu năng lượng của Hoa Kỳ, họ thấy giá khí đốt ở Mỹ rất thấp, chúng rất cạnh tranh và chúng tôi sắp tăng gấp đôi công suất xuất khẩu LNG, vì vậy họ lo sợ cạnh tranh", ông nói nói.
Họ thấy sự cạnh tranh đến từ nhiều nguồn và họ lo ngại về điều đó, quan chức này cho hay.
Ông nói thêm rằng sự cạnh tranh là tốt cho người tiêu dùng châu Âu vì giá khí đốt sẽ giảm.
Những gì chúng tôi muốn làm là tiếp tục khuyến khích các nước cởi mở với các mục tiêu đa dạng hóa, xây dựng cơ sở hạ tầng cần thiết để vận chuyển năng lượng trên khắp châu Âu và một khi điều đó xảy ra, ngay cả khi họ chọn mua từ Nga trong dài hạn, điều đó sẽ tốt hơn bởi vì công dân của họ sẽ phải trả giá ít hơn", quan chức này chia sẻ với CNBC.
An Bình