Trung Quốc sẽ không tăng hạn ngạch nhập khẩu ngũ cốc để đáp ứng các yêu cầu từ Mỹ. Nếu họ không thực hiện những cải tiến rõ rệt trong khối lượng nhập khẩu, thì điều đó sẽ gây ra rủi ro thương mại. Mọi người đều mong đợi thỏa thuận giai đoạn một được ký vào ngày 15/01 và bất cứ điều gì xảy ra cũng sẽ là một tác động lớn vào các thị trường, đặc biệt là cổ phiếu của Trung Quốc đã vượt qua cuộc chiến thương mại khá tốt trong 13 tháng qua.
Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhóm đàm phán thương mại của Mỹ cho biết, Trung Quốc đã đồng ý mua thêm 80 tỷ USD hàng nông sản trong hai năm tới. Làm thế nào để quản lý được vấn đề này là một điều khó đoán, ngay cả với các nhà xuất khẩu. Năm ngoái, do hạn ngạch đối với đậu nành Mỹ, Trung Quốc đã nhập khẩu đậu nành trị giá dưới 10 tỷ USD. Đậu nành là mặt hàng hàng đầu xuất khẩu sang Trung Quốc từ các trang trại Mỹ.
Trong một năm qua, Trung Quốc có thể chi tới 23 tỷ USD ở mức trước khi xảy ra thương chiến. Tất cả các mặt hàng khác, bao gồm thịt lợn và lúa miến, đều có giá trị ở một chữ số. Đối với đậu nành, Trung Quốc ít nhất phải quay trở lại với khối lượng trước thương chiến, và nếu không, cuộc bầu cử lại của ông Trump có thể đồng nghĩa là quay trở lại thuế quan ngay lập tức như một công cụ để kiềm chế Trung Quốc. Chính quyền Tổng thống Trump đã đồng ý ngừng chiến một lần nữa vào cuối tháng 11/2019. Quyết định đó chấm dứt thuế quan dự kiến tăng vào ngày 15/12/2019. Những mức thuế đó đã hướng tới các mặt hàng tiêu dùng.
Theo một tài liệu của Ủy ban Cải cách và phát triển quốc gia, cơ quan hoạch định kinh tế hàng đầu của Trung Quốc, vào tháng 9/2019, hạn ngạch thuế nhập khẩu đối với ngô năm 2020 là 7,20 triệu tấn và lúa mì và gạo lần lượt là 9,636 và 5,32 triệu tấn. Đây là một hạn ngạch toàn cầu. Trung Quốc sẽ không điều chỉnh cho một quốc gia cụ thể, như thông báo Bộ nông nghiệp và nông thôn Trung Quốc hôm 07/01.
Bất kỳ sự từ chối gia tăng hạn ngạch trên các loại cây trồng mà Mỹ có thể xuất khẩu nhiều hơn để đạt được mục tiêu 40 tỷ USD đều khiến mục tiêu đó khó đạt được hơn. Càng ở xa mục tiêu, càng khó thấy thỏa thuận ngừng chiến thương mại. Trung Quốc đã nới lỏng thuế quan. Mỹ ít nhất phải có hành động tương tự cho một số mặt hàng đối với thị trường nông nghiệp của nước này. Sẽ có rất nhiều điều phải xem xét kỹ lưỡng các chi tiết của thỏa thuận thương mại giai đoạn một được cho là sẽ được công bố vào ngày 15/01 tới.
Những lo ngại xung quanh khả năng đáp ứng các thỏa thuận mua năng lượng và nông nghiệp của Trung Quốc sẽ là những yếu tố phá vỡ thỏa thuận lớn nhất, nếu không phải vào tuần 15/01 thì sau đó sẽ xảy ra trong năm 2020. Nếu họ không đáp ứng được hạn ngạch, thì thuế quan có thể được tăng lên. Sự không chắc chắn này có thể là vấn đề đối với các nhà đầu tư vì câu hỏi không chỉ là liệu Trung Quốc có thể mua hàng hóa hay không, mà còn là liệu Mỹ có thể cung ứng số lượng cao như vậy hay không. Các chuyên gia đã nghĩ rằng Trung Quốc sẽ không tăng mua nông sản, nghĩa là điều tốt nhất để hy vọng trở lại khối lượng giao dịch trước thương chiến.
Việt Dũng