Ngân hàng TƯ Trung Quốc cảnh báo thực trạng trong việc bán giày thể thao có thể dẫn đến bong bóng và thậm chí rủi ro tài chính. Các chuyên gia cho biết, việc bán lại các phiên bản đặc biệt của giày chạy bộ và bóng rổ được sản xuất bởi các thương hiệu toàn cầu như Air Jordan và Yeezy có thể dẫn đến tăng giá, giao dịch đầu cơ và gian lận tài chính. Điều này cũng đang thu hút sự chú ý của các nhà quản lý.
Văn phòng Thượng Hải của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc cũng cho biết trong một cuộc họp ngắn về tài chính đã đưa ra những dấu hiệu đáng báo động về gian lận tài chính trong giao dịch sneaker. Chúng bao gồm gây vốn và sử dụng tiền gửi bất hợp pháp.
Có hơn 10 nền tảng cho phép giao dịch giày thể thao như các sản phẩm cổ phiếu được giao dịch trên thị trường chứng khoán. Các trang web và ứng dụng như là: Poizon, Nice, SNKRS, DoNew, Get and Drop. Những nền tảng giao dịch này có số lượng giao dịch lớn và biến động giá đáng chú ý. Trong số đó, một số nền tảng thậm chí còn cung cấp các chỉ mục cho Nike, Adidas và Air Jordan.
Chính nhờ cơn sốt giày thể thao, các nền tảng giao dịch mọc lên như nấm sau mưa dần trở thành một mối nguy hại mới cho nền kinh tế Trung Quốc. Theo chân bitcoin, giày thể thao được đầu tư mạnh tay. Mua bán giày thể thao cũng không khác gì đầu tư chứng khoán.
Wang Zhichen, 32 tuổi, quản lý khách hàng tại một công ty thanh toán di động ở Thượng Hải cho biết: “Mỗi sáng, tôi kiểm tra giá mở cửa và đóng cửa trên hàng nền tảng giao dịch sneaker được sử dụng rộng rãi là Nice và Poizon. Sau đó, điều chỉnh giá giày theo dự định bán cho nhóm khách hàng tiềm năng hơn 700 người thông qua ứng dụng WeChat.”
Cơn sốt giày thể thao đang bùng nổ ở Trung Quốc, đặc biệt là Air Jordan của Nike. Một đôi Travis Scott Nike Air Force 1s với giá 2.667 USD được hơn 2.000 người quan tâm.
Giày thể thao giống như công cụ tài chính phái sinh được các nhà đầu cơ tích trữ, quan tâm ngập tràn các sàn giao dịch. Giày thể thao được mua bán dựa trên cả hãng, kiểu dáng và kích cỡ giày.
Theo The Wall Street Journal, Ngân hàng TƯ Trung Quốc đã cảnh báo nguy cơ bong bóng tài chính mới mang tên Sneaker. Các cơ quan tài chính thành phố Thượng Hải cũng đưa ra cảnh báo về tình trạng giao dịch mập mờ của việc mua bán giày sneaker, tương tự như mua bán tiền ảo.
Các nhà đầu tư Trung Quốc cũng không ngừng tìm kiếm, đầu tư những mặt hàng siêu lợi nhuận và hấp dẫn, chẳng hạn như bitcoin hay tỏi. Trong năm 2009, giá tỏi đã tăng gấp 40 lần ở nhiều vùng tại Trung Quốc.
Sự đầu tư điên cuồng hiếm khi có kết thúc tốt đẹp
Các nền tảng giao dịch sneaker được thiết lập tính xác thực giúp người mua xác minh tình trạng giày, loại trừ hàng giả, giống như các nền tảng tương tự ở Mỹ.
Tuy nhiên, tại Trung Quốc, các nhà đầu cơ đã khai thác độ trễ thời gian 30 phút. Trong đó, cả người mua và người bán đều có thể từ chối giao dịch mà không bị phạt, sử dụng nhiều tài khoản để hủy giao dịch và thực hiện chào giá mới nhanh chóng tạo sức nóng cho mặt hàng. Nhờ đó, có thể tăng giá bán đến gấp 3 lần trong nửa giờ.
Đầu tư giày thể thao, rủi ro tài chính mới
Một số người mua chọn mua rồi chọn bán mà không bao giờ nhận rồi giao hàng thực tế. Một số nền tảng giao dịch đang cố gắng khắc phục lỗ hổng bằng cách buộc người mua giày thể thao phải kiểm tra nhận hàng trước khi bán lại chúng. Nhưng quy định này cũng không thực sự hiệu quả.
Các giao dịch dựa trên phân số kích thước của giày, được biểu thị thông qua mã thông báo. Người mua có thể chỉ mua một phần của đôi giày, các nền tảng như 55.com sẽ cho phép thực hiện giao dịch thông qua token.
Trên nền tảng giao dịch Nice, một đôi Travis Scott Nike Air Force 1s sẽ được bán vào ngày 4/11 với giá khoảng 170 USD. Hai người mua đã mua quyền để mua đôi giày với giá lần lượt là 1.553 USD và 2.667 USD. Hơn 2.000 người cũng quan tâm đến giao dịch này.
Hơn 800 người mua khác cũng trả giá từ 295 đến 700 USD cho một cặp Air Jordans được mở bán vào ngày 5/11 ở mức 183 USD.
Nike đã từ chối bình luận về những giao dịch trên. Hai nền tảng giao dịch lớn là Nice và Poizon cũng không đưa ra bình luận khi được hỏi.
Lời cảnh báo từ Chính phủ sẽ là tin xấu đối với Yang Lei, 25 tuổi, nhân viên của công ty viễn thông. Anh này bắt đầu bán một đôi giày Bugs Bunny Air Jordans với khoản chênh lệch 100 USD. Với 24 đôi giày không lo mất giá hiện có trong danh sách đầu tư của mình, nếu bán hết chúng lợi nhuận sẽ vào khoảng 3.500 USD.
Cũng tương tự, một đôi SoleFly X Air Jordan với chất liệu da đã tăng 6.600% giá trị thực lên mức 10.740 USD trên Nice sau khi ra mắt vào tháng 12. Những lợi nhuận khổng lồ như vậy rất khó để đạt được nhưng dù sao chúng cũng thu hút sự chú ý của những người như Lei Xiaoming, một sinh viên kỹ thuật cơ khí ở Huangshi. Lei đã thu thập giày phiên bản giới hạn trong nhiều năm và bắt đầu đầu tư vào chúng vào tháng Tư.
Anh Lei Xiaoming nói thêm: “Giá đã tăng rất nhiều. Tôi nghĩ rằng nó sẽ là một lựa chọn tốt hơn để bán chúng hơn là đi chúng. Nó thực sự hấp dẫn hơn giao dịch cổ phiếu.”
Theo tạp chí trực tuyến Sneaker Files, chỉ có 223 đôi giày cao cấp retroNike được ra mắt để bán.
Một mức giá tăng sẽ tiếp tục tăng ngay cả các mặt hàng không có giá trị. Trên nền tảng giao dịch Nice vào tháng 9 vừa qua, một chiếc móc khóa IKEA giá 70 xu đã tăng vọt lên tới hơn 140 USD. Một mặt hàng khuyến mãi cũng được bán với giá trên trời 282 USD.
Chính sự thị trường giao dịch “điên cuồng” này đã tạo ra khoảng cách giữa những người yêu giày sneaker thực thụ và giới đầu cơ tích trữ giày.
Guan Tian, 25 tuổi, điều hành một cửa hàng sneaker cao cấp ở khu phố Sanlitun, Bắc Kinh cùng với bạn bè và trưng bày các bộ sưu tập giày cá nhân tại đó. Anh cho biết, bong bóng giày sneaker đã đẩy giá giày lên quá cao đối với những người yêu giày chân chính. Một vài năm trước, người hâm mộ có thể xếp hàng bên ngoài các cửa hàng để mua những đôi giày mới nhất trong khi bây giờ họ được lựa chọn giống như xổ số trực tuyến.
Điều đó cũng khiến các chủ cửa hàng gặp khó khăn hơn trong việc đảm bảo nguồn cung mới.
Để tăng cơ hội trúng xổ số - cơ hội được mua trên trang web chính thức của Nike, ông Wang đã thuê một công ty sử dụng robot để đăng ký.
Vào thứ bảy gần đây, Wang và những đồng nghiệp đã khoanh tròn những người trả 180 USD cho một đôi Air Jordan 6s màu xám đen, một phiên bản giới hạn được thiết kế bởi rapper Travis Scott, với giá hơn 1.000 USD. Ông Wang sau đó cũng được yêu cầu xem biên lai để tránh mua phải hàng giả. Trong khi đó, “không giống như chứng khoán, không có cơ quan quản lý nào trong thị trường này.”
K.H (Tổng hợp)