Liệu các số liệu kinh tế vĩ mô đang chuyển sang game màu xám có khiến thị trường điều chỉnh mạnh thêm 1 nhịp về vùng 600 – 650 hay VN-Index đã điều chỉnh về vùng sâu nhất mốc 650 điểm rồi sẽ đứng vững tại khu vực 760 – 780 – 800 điểm và rồi tăng tốc trở lại giai đoạn hậu Covid 19 mà điểm rơi là quý III và quý IV/2020.
Nếu diễn ra kịch bản 1, tức VN-Index điều chỉnh mạnh thêm 1 nhịp theo phương pháp phân tích kỹ thuât, sẽ phải giao cắt đường trung bình động MA200, thì điều chỉnh tiếp về khu vực 550 – 600 điểm trong bối cảnh nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề với các chỉ tiêu vĩ mô đều giảm sẽ phản ánh tiêu cực của TTCK.
Kinh tế Việt Nam sẽ cần thêm nhiều thời gian để lấy lại đà tăng trưởng do thời gian giãn cách xã hội kéo dài trong quý II chưa kể thêm việc nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn, khối ngoại rút vốn liên tục trên thị trường.
Nhưng có lẽ kịch bản 2 nhiều khả năng xảy ra hơn khi VN-Index chỉ điều chỉnh sâu nhất về khu vực hỗ trợ 740 – 750 điểm rồi sẽ điều chỉnh chủ yếu ở vùng 780 – 800 điểm và sẽ quay trở lại xu thế tăng điểm lên khu vực 850 – 900 trong giai đoạn quý IV/2020 và quý I/2021.
Có nhiều lý do ủng hộ cho kịch bản 2 khi mà Chính phủ Việt Nam đã và đang làm rất tốt các biện pháp phòng ngừa và hạn chế được dịch Covid 19 trong khi cả thế giới vẫn đang khốn khổ khi chưa thể kiểm soát được đại dịch.
Nguyên nhân thứ 2 có thể kể ra đó là các tổ chức quốc tế vẫn đang đánh giá rất cao khả năng hồi phục mạnh của Việt Nam giai đoạn hậu Covid 19 – điều này có nghĩa rằng một khi dịch bệnh được kiểm soát nhanh và sớm như hiện nay sẽ tạo đà cho quá trình hồi phục mạnh của nền kinh tế và niềm tin vào TTCK sẽ sớm quay trở lại.
Hơn nữa, việc đẩy mạnh các chương trình kích thích kinh tế, các dự án trọng điểm với nguồn vốn đến từ ngân sách nhà nước cũng sẽ góp phần khiến Việt Nam sớm quay lại đường đua tăng trưởng.
Nếu các nền kinh tế trên thế giới đang đối với mức giảm mạnh tăng trưởng GDP hoặc âm thì Việt Nam, tăng trưởng GDP 2020 dự kiến chỉ ở mức 3,5 – 4% - con số này cũng không quá tồi trong bối cảnh kinh tế toàn cầu bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Mặt khác, bên cạnh việc khối ngoại bán ròng thì khối nội lại tỏ ra khá sốt sắng trong việc mua vào các cổ phiếu lớn – dòng tiền “mất kiên nhẫn” dòng tiền mới tham gia vào thị trường là điều chúng ta chưa đánh giá chính xác được bởi con số đang gia tăng từng ngày do nhiều kênh đầu tư đang bị ảnh hưởng bởi dịch Covid 19 như bất động sản, vàng, trái phiếu.
Như vậy, có lẽ chúng ta cũng nên lạc quan hơn bởi triển vọng kinh tế cả năm 2020, sự cải thiện về chất và nội lực của kinh tế Việt Nam trong những năm qua. Có lẽ đã đến lúc chúng ta nên tự tin vào số mệnh và tiềm lực phát triển của mình.
Việt Nam có thể là điểm đến, sự lựa chọn thứ 2 của các tập đoàn kinh tế đa quốc gia sau Trung Quốc. Sự tăng trưởng giai đoạn tới sẽ là rất nhanh khi các dự án đầu tư, nhà máy, công xưởng thế giới chuyển dịch sang Việt Nam.
Tuần tới có lẽ là tuần giao dịch khởi sắc của thị trường khi kỳ nghỉ lẽ đang đến gần. Các phiên giao dịch cuối tuần qua đang cho thấy trạng thái giao dịch trên thị trường không quá tệ bất chấp việc khối ngoại đang bán mạnh hơn 3.700 tỷ đồng trong tháng tư.
VN-Index vẫn có cơ sở để tăng tiếp chạm vùng 800 – 820 trước khi điều chỉnh sau kỳ nghỉ lễ.
Dù thế nào đi nữa giai đoạn hiện nay vẫn chưa phải quá bi quan bởi chúng ta đã nhìn thấy ánh sáng cuối đường hầm. Tự tin tích lũy cổ phiếu triển vọng để đón chờ giai đoạn phục hồi hậu Covid-19.
Big-Trends