Hai nhà sản xuất máy bay gần như thống trị trong ngành này đã có hơn 1 thập kỷ tăng mạnh các đơn đặt hàng sản xuất những máy bay tiết kiệm nhiên liệu.
Richard Aboulafia, một nhà phân tích hàng không ở Teal Group cho hay, điều khiến cho ngành máy bay ổn định trong suốt cuộc đại khủng hoảng tài chính năm 2008 là giá nhiên liệu thực sự tăng. Ông đề cập tới giá dầu ở mức kỷ lục vào thời điểm đó.
Giá dầu tăng có thể giúp thúc đẩy tăng doanh số bán máy bay tiết kiệm nhiên liệu hơn.
Airbus A320neo và Boeing 737 Max - những chiếc máy bay thân hẹp bán chạy nhất của các nhà sản xuất Airbus và Boeing đã được phát triển sau Đại suy thoái khi giá nhiên liệu tăng trở lại và các hãng hàng không tìm kiếm các mẫu máy bay giúp họ giảm chi phí nhiên liệu.
Cả hai hãng đều đã tích lũy nhiều năm cho hàng nghìn đơn đặt hàng máy bay. Tuy nhiên, cả hai đều đã mất đi lợi điểm bán hàng này, thêm vào đó là loạt các thách thức dự kiến sẽ kéo dài ít nhất tới năm 2021 và sự quay vòng mạnh từ đầu năm nay khi các hãng hàng không không được tiếp nhận máy bay đơn cánh đủ nhanh.
Chuyên gia Aboulafia ước tính, các nhà sản xuất máy bay lớn như Airbus và Boeing sẽ có khoảng 1.000 đơn đặt hàng ròng bị hủy trong năm nay, mức giảm chưa từng thấy so với 681 đơn đặt hàng ròng năm ngoái.
Boeing vốn đã bị tác động mạnh bởi việc cho ngừng bay toàn bộ dòng 737 Max sau 2 vụ tai nạn nghiêm trọng, đang đối diện với số đơn hàng bị hủy ngày càng tăng. Về phần mình, hồi đầu tháng này, Airbus cho biết sẽ cắt giảm tỉ lệ sản xuất máy bay khoảng 1/3 để thích nghi với thị trường trong bối cảnh đại dịch COVID-19.
Các hãng hàng không hiện đang tập trung vào giảm chuyến bay, cho đỗ hàng trăm máy bay và hoãn các đơn đặt hàng máy bay mới. Một số khách đang hủy hoàn toàn các đơn đặt hàng khiến các nhà sản xuất máy bay cũng bị ảnh hưởng mạnh.
Kể từ ngày 15.4, các hãng hàng không Mỹ đã có 2.700 máy bay để không, chiếm hơn 44% lượng máy bay.
THANH HÀ