F-22 Raptor
Các máy bay chiến đấu F-4 Phantom hiện đại nhất mà Iran sở hữu hiện nay không thể sánh được với máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 F-22 của Mỹ. Thậm chí các phi công Mỹ còn thường xuyên sử dụng F-22 để qua mặt các “đồng nghiệp” bên phía Iran.
Như trong một phát biểu của Tham mưu trưởng Không quân Mỹ, ông hài hước cho biết: “Phi công F-22 Raptor có thể bay phía dưới máy bay F-4 để kiểm tra vũ khí đối thủ mang theo mà không sợ bị phát hiện, sau khi kiểm tra kỹ lưỡng, anh ta có thể bay sang mạn sườn và để lại lời nhắn cho F-4: Tốt nhất là bạn nên về nhà”.
Trong trường hợp xảy ra xung đột vũ trang, F-22 sẽ không thể thiếu trong những phút đầu tiên khi Mỹ tìm cách chiếm ưu thế trên bầu trời Iran. Đây là nhiệm vụ chính xác dành cho F-22.
Sau khi giúp Mỹ giành được ưu thế trên không, F-22 có thể được sử dụng cho nhiều nhiệm vụ khác nhau, bao gồm tấn công các mục tiêu mặt đất, tác chiến điện tử và thu thập thông tin tình báo.
Không có gì khó hiểu khi trong tình hình căng thẳng với Iran nóng lên, hiện tại Mỹ đã triển khai thêm F-22 cho các căn cứ không quân ở Vịnh Ba Tư.
Máy bay ném bom tàng hình B-2
Không có mối đe dọa nào từ Iran làm Mỹ sợ hãi hơn chương trình hạt nhân đang phát triển của nước này. Chính vì lý do này, ưu tiên hàng đầu của Mỹ nếu xung đột xảy ra là phá hủy hoàn toàn các cơ sở hạt nhân của Iran.
Iran sở hữu địa lý rộng lớn gần xấp xỉ diện tích Tây Âu. Hầu hết các cơ sở hạt nhân lớn của nước này cũng như một số địa điểm quân sự quan trọng đều nằm sâu trong lãnh thổ. Vì vậy việc tiếp cận các khu vực này đòi hỏi phải xâm nhập sâu vào lãnh thổ Iran, tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm.
Nếu Mỹ phải dùng đến phương án quân sự phá hủy các cơ sở hạt nhân của Iran, máy bay ném bom tàng hình B-2 sẽ là phương tiện được lựa chọn trong các hoạt động.
Theo Northrop Grumman, nhà sản xuất máy bay cho biết: “B-2 là một thành phần quan trọng trong kho vũ khí tấn công tầm xa của quốc gia và là một trong những máy bay có thể bay lâu nhất trên bầu trời. B-2 có thể bay 6.000 hải lý không cần tiếp nhiên liệu và 10.000 hải lý với 1 lần tiếp nhiên liệu trên không. Không chỉ có phạm vi hoạt động rất lớn, B-2 còn có có thể xâm nhập các khu vực được bảo vệ nghiêm ngặt và hoàn toàn ẩn mình trước các hệ thống phòng không tinh vi”.
Máy bay ném bom tàng hình B-2 cũng có thể mang tải trọng lớn và cung cấp các cuộc tấn công chính xác, cả hai đều cần thiết để đảm bảo Mỹ phá hủy các cơ sở hạt nhân trong ít đợt tấn công nhất có thể. Mỗi chiếc B-2 có thể mang theo hơn 20 tấn bom thông thường và hạt nhân trong bất kỳ điều kiện thời tiết nào.
Tàu sân bay
Mỹ hiện sở hữu tới 19 tàu sân bay, nhiều hơn tổng số lượng tất cả tàu sân bay của các nước còn lại trên Trái đất. Trong đó có 10 siêu tàu sân bay lớp Nimitz, là loại tàu sử dụng hai lò phản ứng hạt nhân để tạo ra năng lượng hoạt động. Tốc độ tối đa của tàu đạt trên 56 km/h. Con tàu dài 332 m, nặng 101.600 tấn, lớn hơn 60% so với đối thủ đứng sau là tàu Nữ hoàng Elizabeth của Anh.
Sức mạnh của tàu sân bay là không phải bàn cãi, nó như một hòn đảo trên đại dương với khả năng phát động tấn công cả từ trên không và trên biển. Mỗi tàu sân bay có thể chứa đến hàng chục máy bay các loại, sẵn sàng cất cánh và chiến đấu bất cứ lúc nào, tại bất cứ vùng biển, vùng trời nào.
Quốc Dũng (Tổng hợp)