Các DN chế biến thủy sản phải chú trọng nguồn nguyên liệu đầu vào. Ảnh: T.H.
Ngày 9/1, tại hội nghị bàn giải pháp quản lý sử dụng Ethoxyquin theo quy định của EU do Tổng cục Thủy sản tổ chức, các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi và doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đều tỏ ra lo lắng.
Theo ông Trần Đình Luân, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, năm 2017, EU đã ban hành Quyết định 2017/962 về việc kiểm soát Ethoxyquin, theo đó thời gian chuyển tiếp đến hết ngày 31/3/2020. Sau ngày này, EU cấm “dùng Ethoxyquin trong thức ăn và nguyên liệu sản xuất thức ăn cho tất cả các loại động vật, bao gồm cả thủy sản”. Như vậy, quy định này của EU là trực tiếp cấm Ethoxyquin trong thức ăn cho động vật-thủy sản, khác với quy định của Nhật-Hàn Quốc-Mỹ là kiểm soát (có ngưỡng MRL) dư lượng tồn dư ethoxyquin trong thành phẩm tôm nhập khẩu.
Ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký VASEP cho biết, để có bước chuẩn bị tốt và đảm bảo việc xuất khẩu tôm vào EU được duy trì ổn định, đặc biệt là càng gần đến ngày Quyết định 2017/962 có hiệu lực (31/3/2020), VASEP đã tổ chức cuộc họp các DN thủy sản (tôm và cá) để thông báo về qui định của EU, cập nhật tình hình kiểm soát Ethoxyquin tại nhà máy thủy sản, cũng như các bất cập của Doanh nghiệp trong việc kiểm soát Ethoxyquin trong sản phẩm xuất khẩu.
Vừa qua, các Doanh nghiệp đã phối hợp tổ chức lấy mẫu nguyên liệu tôm để kiểm tra Ethoxyquin. Tổng cộng đã lấy 152 mẫu tôm nguyên liệu, sau khi kiểm thì có 83 mẫu không đạt về qui định Ethoxyquin, chiếm gần 55%.
Hiện nay trên thị trường có các hãng thức ăn lớn: CP, Thăng Long, Grobest, Uni President, Tong Wei, chiếm hơn 70% thị trường thức ăn chăn nuôi thủy sản. Sau khi kiểm tra nguồn tôm từ sử dụng các loại thức ăn này cho thấy nguồn tôm nguyên liệu được sử dụng thức ăn của CP thì gần như không phát hiện dư lượng Ehthoxyquin, còn các loại thức ăn khác đều có tồn dư Ethoxyquin.
Là DN xuất khẩu tôm hàng đầu, đại diện Công ty Minh Phú Hậu Giang, không riêng gì thị trường châu Âu, mà các thị trường khác đều yêu cầu, trong thức ăn sản xuất, liên hệ công ty cung cấp thức ăn chỉ bán nội địa, không bán đi châu Âu nên họ không thể cam kết trong thức ăn không có, DN chế biến đang đứng giữ không biết làm thế nào nên rất áp lực trong việc sử dụng nguyên liệu chế biến.
Theo ông Trương Đình Hòe, mặc dù những nghi ngại về Ethoxyquin mới chỉ là những suy đoán chưa được chứng minh và công nhận. Tuy nhiên, nhiều thị trường đã dựa vào những phỏng đoán đó, nên Ethoxyquin vẫn được sử dụng như là một rào cản thương mại hiệu quả.
Điều này thể hiện rõ nhất khi xuất khẩu thủy sản vào EU trong năm 2019 giảm hơn 16%, trong đó xuất khẩu tôm giảm hơn 18% so với năm ngoái.
Theo qui định của Bộ NN&PTNT, không cấm Ehtoxyquin trong sản xuất thức ăn thủy sản và ngưỡng cho phép hiện nay tương đối cao hơn so với các thị trường nhập khẩu thủy sản khác. Điều này vô tình tạo nên sự mâu thuẫn trong việc qui định sử dụng Ethoxyquin và mức dư lượng trong sản phẩm thủy sản, do đó các Doanh nghiệp rất khó kiểm soát được dư lượng Ethoxyquin theo qui định của thị trường.
Để hỗ trợ doanh nghiệp và chuỗi sản xuất, cung ứng tôm có thể kiểm soát được dư lượng Ethoxyquin trong sản phẩm xuất khẩu vào các thị trường đặc biệt là EU trong thời gian tới, VASEP và các DN thủy sản đề xuất, Lãnh đạo Bộ NN&PTNT có văn bản yêu cầu các nhà máy chế biến thức ăn công bố rõ hàm lượng Ethoxyquin trên bảo bì sản phẩm.
Đồng thời, đưa chỉ tiêu Ethoxyquin và việc ghi nhãn Ethoxyquin vào danh mục thanh-kiểm tra (hậu kiểm) định kỳ và tăng cường của Tổng cục Thủy sản. Xem xét có ý kiến đến cơ quan thẩm quyền EU về việc qui định ngưỡng giới hạn cho phép tồn dư Ethoxyquin trong sản phẩm thủy sản như các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ,…
Đứng ở góc độ các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi cho nuôi trong thuỷ sản, các công ty cho biết, các doanh nghiệp sản xuất thức ăn nôi không bổ sung Ethoxyquin trong quá trình sản xuất, mà nguồn gốc từ nguyên liệu sản xuất. Đại diện Công ty Unipresidend, nguồn gốc thức ăn chủ yếu từ nguyên liệu chính là bột cá để chống ô xy hoá trong quá trình vận chuyển, chứ nhà máy sản xuất thức ăn không bổ sung chất này vào sản phẩm. DN đã liên hệ với nhà cung ứng tại nước ngoài họ cho biết, thị phần xuất khẩu nguyên liệu sang Việt Nam không nhiều nên việc nhà máy điều chỉnh sản xuất nguyên liệu cũng khó. Hiện doanh nghiệp vẫn đang tiếp tục tìm hướng khắc phục.
Các DN chế biến thủy sản phải chú trọng nguồn nguyên liệu đầu vào. Ảnh: T.H.
Ngày 9/1, tại hội nghị bàn giải pháp quản lý sử dụng Ethoxyquin theo quy định của EU do Tổng cục Thủy sản tổ chức, các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi và doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đều tỏ ra lo lắng.
Theo ông Trần Đình Luân, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, năm 2017, EU đã ban hành Quyết định 2017/962 về việc kiểm soát Ethoxyquin, theo đó thời gian chuyển tiếp đến hết ngày 31/3/2020. Sau ngày này, EU cấm “dùng Ethoxyquin trong thức ăn và nguyên liệu sản xuất thức ăn cho tất cả các loại động vật, bao gồm cả thủy sản”. Như vậy, quy định này của EU là trực tiếp cấm Ethoxyquin trong thức ăn cho động vật-thủy sản, khác với quy định của Nhật-Hàn Quốc-Mỹ là kiểm soát (có ngưỡng MRL) dư lượng tồn dư ethoxyquin trong thành phẩm tôm nhập khẩu.
Ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký VASEP cho biết, để có bước chuẩn bị tốt và đảm bảo việc xuất khẩu tôm vào EU được duy trì ổn định, đặc biệt là càng gần đến ngày Quyết định 2017/962 có hiệu lực (31/3/2020), VASEP đã tổ chức cuộc họp các DN thủy sản (tôm và cá) để thông báo về qui định của EU, cập nhật tình hình kiểm soát Ethoxyquin tại nhà máy thủy sản, cũng như các bất cập của Doanh nghiệp trong việc kiểm soát Ethoxyquin trong sản phẩm xuất khẩu.
Vừa qua, các Doanh nghiệp đã phối hợp tổ chức lấy mẫu nguyên liệu tôm để kiểm tra Ethoxyquin. Tổng cộng đã lấy 152 mẫu tôm nguyên liệu, sau khi kiểm thì có 83 mẫu không đạt về qui định Ethoxyquin, chiếm gần 55%.
Hiện nay trên thị trường có các hãng thức ăn lớn: CP, Thăng Long, Grobest, Uni President, Tong Wei, chiếm hơn 70% thị trường thức ăn chăn nuôi thủy sản. Sau khi kiểm tra nguồn tôm từ sử dụng các loại thức ăn này cho thấy nguồn tôm nguyên liệu được sử dụng thức ăn của CP thì gần như không phát hiện dư lượng Ehthoxyquin, còn các loại thức ăn khác đều có tồn dư Ethoxyquin.
Là DN xuất khẩu tôm hàng đầu, đại diện Công ty Minh Phú Hậu Giang, không riêng gì thị trường châu Âu, mà các thị trường khác đều yêu cầu, trong thức ăn sản xuất, liên hệ công ty cung cấp thức ăn chỉ bán nội địa, không bán đi châu Âu nên họ không thể cam kết trong thức ăn không có, DN chế biến đang đứng giữ không biết làm thế nào nên rất áp lực trong việc sử dụng nguyên liệu chế biến.
Theo ông Trương Đình Hòe, mặc dù những nghi ngại về Ethoxyquin mới chỉ là những suy đoán chưa được chứng minh và công nhận. Tuy nhiên, nhiều thị trường đã dựa vào những phỏng đoán đó, nên Ethoxyquin vẫn được sử dụng như là một rào cản thương mại hiệu quả.
Điều này thể hiện rõ nhất khi xuất khẩu thủy sản vào EU trong năm 2019 giảm hơn 16%, trong đó xuất khẩu tôm giảm hơn 18% so với năm ngoái.
Theo qui định của Bộ NN&PTNT, không cấm Ehtoxyquin trong sản xuất thức ăn thủy sản và ngưỡng cho phép hiện nay tương đối cao hơn so với các thị trường nhập khẩu thủy sản khác. Điều này vô tình tạo nên sự mâu thuẫn trong việc qui định sử dụng Ethoxyquin và mức dư lượng trong sản phẩm thủy sản, do đó các Doanh nghiệp rất khó kiểm soát được dư lượng Ethoxyquin theo qui định của thị trường.
Để hỗ trợ doanh nghiệp và chuỗi sản xuất, cung ứng tôm có thể kiểm soát được dư lượng Ethoxyquin trong sản phẩm xuất khẩu vào các thị trường đặc biệt là EU trong thời gian tới, VASEP và các DN thủy sản đề xuất, Lãnh đạo Bộ NN&PTNT có văn bản yêu cầu các nhà máy chế biến thức ăn công bố rõ hàm lượng Ethoxyquin trên bảo bì sản phẩm.
Đồng thời, đưa chỉ tiêu Ethoxyquin và việc ghi nhãn Ethoxyquin vào danh mục thanh-kiểm tra (hậu kiểm) định kỳ và tăng cường của Tổng cục Thủy sản. Xem xét có ý kiến đến cơ quan thẩm quyền EU về việc qui định ngưỡng giới hạn cho phép tồn dư Ethoxyquin trong sản phẩm thủy sản như các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ,…
Đứng ở góc độ các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi cho nuôi trong thuỷ sản, các công ty cho biết, các doanh nghiệp sản xuất thức ăn nôi không bổ sung Ethoxyquin trong quá trình sản xuất, mà nguồn gốc từ nguyên liệu sản xuất. Đại diện Công ty Unipresidend, nguồn gốc thức ăn chủ yếu từ nguyên liệu chính là bột cá để chống ô xy hoá trong quá trình vận chuyển, chứ nhà máy sản xuất thức ăn không bổ sung chất này vào sản phẩm. DN đã liên hệ với nhà cung ứng tại nước ngoài họ cho biết, thị phần xuất khẩu nguyên liệu sang Việt Nam không nhiều nên việc nhà máy điều chỉnh sản xuất nguyên liệu cũng khó. Hiện doanh nghiệp vẫn đang tiếp tục tìm hướng khắc phục.
Lê Thu