Startup Vietnam Foundation được thành lập từ năm 2014, là quỹ xã hội hóa, phi lợi nhuận đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam. Với mục tiêu hướng đến sự phát triển kinh tế tư nhân thông qua hai công cụ: Đổi mới sáng tạo và hệ tư duy khởi nghiệp, trong năm năm qua, SVF đã triển khai các chương trình đào tạo thay đổi tư duy, xây dựng cộng đồng cố vấn, nhà đầu tư thiên thần, và chương trình nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý trong lĩnh vực đổi mới sáng tạo.
Các chương trình của SVF có hơn 10.000 người tham gia, từ sinh viên, chủ doanh nghiệp, cán bộ quản lý và chuyên gia, nhà đầu tư. Với độ phủ 27 tỉnh thành phố, và hơn 10 quốc gia, SVF đang kết nối các thành tố của hệ sinh thái đổi mới sáng tạo người Việt toàn cầu để nâng tầm sản phẩm Việt bằng giá trị gia tăng của trí tuệ và sự thấu hiểu thị trường.
Theo ông Phạm Duy Hiếu để khởi nghiệp thành công cần thực hiện theo 3 nguyên tắc. Nguyên tắc số một chính là tư duy chủ động giải quyết vấn đề. Những điều không mong muốn, những thử thách, khó khăn là một phần tất yếu mà bất kỳ ai cũng gặp phải trong cuộc sống, người doanh nhân thật sự là người nhận ra được cơ hội kinh doanh đằng sau mỗi vấn đề và biết đứng lên tìm giải pháp thay vì ngồi than vãn, khi phạm vi của giải pháp để giải quyết vấn đề cho một cộng đồng, cho xã hội thì đó gọi là khởi nghiệp.Phó Chủ tịch Quỹ Startup Vietnam Foundation (SVF), Tổng giám đốc ABBank - ông Phạm Duy Hiếu cho rằng, khởi nghiệp thực sự chính là một thái độ sống, một lối tư duy, khi chúng ta rũ bỏ tâm lý “nạn nhân” và chủ động giải quyết vấn đề không chỉ cho chính bản thân mình mà cả cho cộng đồng và xã hội thì đó chính là tư duy khởi nghiệp. Tuy nhiên, hành trình khởi nghiệp vốn đầy gian nan, để vững bước trên con đường đó, đòi hỏi người doanh nhân hãy giữ cho mình tinh thần đổi mới sáng tạo liên tục, để rút ra bài học sau mỗi lần thất bại. Cứ sau mỗi lần như vậy, khả năng thành công của bạn lại được nâng cao hơn lần trước. Đó là chìa khóa để bản thân người doanh nhân và cả startup đi lên một cách bền vững.
Nguyên tắc thứ hai, đó là “không có gì là tuyệt đối đúng”, bằng cách tư duy như vậy, ta luôn giữ cho mình sự tò mò, không ngừng tìm tòi ra những góc nhìn mới, những cải tiến mới, làm sao để giải quyết vấn đề nhanh hơn, ít tốn công sức hơn, cho nhiều người hơn... Mặt khác, chỉ khi hiểu rằng “không có gì tuyệt đối đúng”, người doanh nhân mới có thể đặt cái tôi của mình xuống để tiếp nhận những phản hồi, góp ý, những bài học từ khách hàng, đối tác, nhà đầu tư,... từ đó hoàn thiện và phát triển doanh nghiệp của mình. Giữ cho mình một tâm thái cởi mở để liên tục đổi mới, sáng tạo là chìa khóa tạo nên sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp.
Trong ba trụ cột của một doanh nghiệp là con người, công nghệ và kinh doanh, SVF lựa chọn trụ cột đầu tiên để tạo tác động và phát triển. Thông qua các chương trình truyền cảm hứng, các hoạt động đào tạo, SVF đã xây dựng mối liên kết chặt chẽ với doanh nhân, trở thành người bạn đồng hành, giúp họ nâng cao năng lực và bước từng bước vững vàng hơn trên con đường tạo lập doanh nghiệp.Nguyên tắc thứ 3, chính là “hãy gặp gỡ nhiều người hơn”. Ông Hiếu khuyên các doanh nhân khởi nghiệp hãy mạnh mẽ bước ra khỏi vùng an toàn, gặp gỡ và kết nối với mọi người, hãy chia sẻ ý tưởng của mình để nhận được sự tiếp sức từ những người xung quanh, đừng ngại ngần tìm kiếm sự đồng hành từ những người cộng sự, các chuyên gia, cố vấn, nhà đầu tư, các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp,... đó sẽ là những mảnh ghép quan trọng giúp hoàn chỉnh bức tranh khởi nghiệp mà bạn đang xây dựng.
Tương tự như vậy khi đến làm việc với các địa phương, SVF luôn chú trọng tìm hiểu mong muốn thúc đẩy khởi nghiệp của những cán bộ chủ chốt tại địa phương đó, xác định những nguồn lực họ đang có và đang thiếu để có những hoạt động hỗ trợ cần thiết. Mục tiêu của SVF là làm sao khơi lên khát vọng phát triển kinh tế tại địa phương, giữ lửa và khiến ngọn lửa ấy ngày càng bùng cháy mạnh mẽ.
Quỳnh Nga