Các "nhà cho vay" lớn nhất của Mỹ sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo các doanh nghiệp nhỏ có thể duy trì hoạt động của mình cho đến khi nền kinh tế hồi phục. Khoảng 350 tỷ USD đã được cấp cho các khoản vay của doanh nghiệp nhỏ trong gói cứu trợ 2 nghìn tỷ USD của chính phủ Mỹ.
Tuy nhiên, sự lây lan không ngừng của Covid-19 khiến cho nền kinh tế ngày càng chịu nhiều tổn thất. Vì vậy, các khoản vay đó có thể không đủ cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng. Và các ngân hàng thì vẫn đang cố gắng để tránh khỏi làn sóng vỡ nợ.
Năm ngân hàng cho vay chính ở Mỹ là JPMorgan, Wells Fargo, Ngân hàng Mỹ, Citigroup và Golden Sachs đều đang dự trữ tiền mặt để đối phó với các khoản nợ đã tăng hơn 19 tỷ USD trong 3 tháng đầu năm nay. Các báo cáo hàng quý được đưa ra trong tuần này cho biết chi tiết hơn về các khoản bổ sung dự trữ mới nhất của các ngân hàng và tổn thất về lợi nhuận.
JPMorgan và Wells Fargo là những công ty đầu tiên công bố các điều chỉnh dự trữ. Các báo cáo về thu nhập vào hôm thứ 3 cho thấy 2 công ty đã cùng góp 10 tỷ đồng vào quỹ dự trữ tổn thất tín dụng trong quý đầu tiên, với 6,8 tỷ USD từ JPMorgan và 3,1 tỷ USD từ Wells Fargo.
Giám đốc điều hành JPMorgan Jamie Dimon cảnh báo rằng ngân hàng đang chuẩn bị tâm thế cho “khả năng suy thoái khá nghiêm trọng”. Dự trữ ngân hàng hiện đang được tăng lên để không lặp lại các khoản nợ từ sau cuộc khủng hoảng tài chính.
Ngân hàng Mỹ, Citigroup và Goldman Sachs theo sau với các báo cáo được đưa ra vào sáng thứ 4. Citigroup đã đưa thêm 4,9 tỷ USD vào quỹ khẩn cấp của mình trong giai đoạn này. Ngân hàng Mỹ thì hỗ trợ quỹ dự trữ thêm 3,6 tỷ USD. Quỹ dự trữ của Goldman tăng trưởng ít nhất, với 713 triệu USD được thêm vào cho giai đoạn 3 tháng.
Mặc dù các động thái này cho thấy sự đề phòng mạnh mẽ hơn đối với làn sóng vỡ nợ, các nhà đầu tư đang tìm cách tránh các tổn thất cho lợi nhuận trong quý 1. Tuy nhiên, cổ phiếu của JPMorgan và Wells Fargo vẫn lần lượt giảm 2,7% và 4% trong phiên thứ 3 trong khi thị trường đang đà tăng mạnh. Hôm thứ 4, cổ phiếu của Goldman Sachs giảm 4,6%, Citigroup giảm 5,8% và Ngân hàng Mỹ giảm 7%.
Những "nhà cho vay" lớn ở Mỹ sẽ không bỏ qua khả năng sử dụng nguồn dự trữ bổ sung trong tương lai gần. Bởi lẽ, các nhà kinh tế đã dự báo quý 2, thị trường sẽ đối mặt với hậu quả nặng nề nhất của đại dịch Covid-19, biến 3 tháng đó trở nên thật tàn khốc đối với những doanh nghiệp thiếu tiền mặt.
Việc bổ sung quỹ dự trữ trong quý 1 được thực hiện theo những ước tính hiện tại của các công ty. Tuy nhiên tình trạng bất ổn bởi đại dịch có thể biến tiền mặt thành việc bảo vệ tổn thất tín dụng trong năm 2020.
“Việc xây dựng quỹ dự trữ dựa trên những gì chúng tôi đã nghĩ vào cuối quý này” - giám đốc tài chính Ngân hàng Mỹ Paul Donofrio cho biết. “Khi đi đến hết quý 2, chúng tôi có thể có một cái nhìn khác về tương lai.”